TÀI & ĐỨC & BẢN-CHẤT CỦA ÔNG

NGÔ Đ̀NH DIỆM

 

 

Theo Ông LÂM LỄ TRINH  

(Cựu Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ trong chính-phủ Ngô Đ́nh Diệm [1957-1960]):

 

        ... Hồi tưởng dĩ văng, người viết không thể quên được thái độ khinh thường của hai ông Diệm, Nhu đối với Sihanouk mà họ xem như một chính trị gia thời cơ, non nớt, thích múa rối, hết bị De Gaulle đến bị Mao giựt dây.  VNCH phải trả một giá đắt về nhận định thiếu thực tế ấy...

(Trích từ bài-viết Cuộc Đấu Trí Sihanouk - Ngô Đ́nh Nhu)

 

 

Theo Ông NguyỄn HỮu Hanh

(Cựu Cố-Vấn Kinh-Tế, Tài-Chánh của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm;

Cựu Tổng-Giám-Đốc Ngân-Hàng Quốc-Gia Việt-Nam [1955-1962]):

 

        ... Ông Diệm nhiều nhược điểm, ảnh hưởng rất mạnh đến việc chọn người cộng sự hay nhân viên chánh phủ. Ông thích được khen, ông thích nghe những lời nịnh bợ. Ông thích người ta nói đến những công việc của ông làm, nhất là những dự án “ruột” của ông. Ông không hề biết thực tế bên ngoài, ông không có một ư niệm về đời sống của dân chúng, nên những người làm việc với ông phần nhiều hay nói láo với ông, che giấu sự thật, làm cho ông không thấy rơ thực tế ở đời và mất sự xét đoán về người và về công việc.

Ông không tin người, nên ông hay chọn người làm cho ông trong số những người đồng hương đồng xứ với ông, bà con bạn bè thân thuộc với ông, hoặc là bà con bạn bè với những người bạn xa bạn gần của ông.

Ông là người rất mộ đạo Thiên Chúa, nên ông hay chọn người có đạo Thiên Chúa và ông tin họ hơn những người không có đạo.

Ông tin những người có vào Đảng Cần lao của ông Nhu hơn là người thường, nên ông hay chọn người là đảng viên Đảng Cần lao.

Khi chọn người để đưa vào chánh phủ hay thăng thưởng công chức ông đặt nặng ba điều đó* hơn là công việc làm hay công tâm. Vấn đề chuyên môn không cần thiết lắm, vấn đề đạo lư, vấn đề tư cách con người, ông ít để ư đến, mặc dầu ông là người rất có tư cách, một nhân vật rất có đạo lư, chịu rất nhiều ảnh hưởng Khổng gíáo. Cho nên chung quanh ông và trong chính phủ, ít có người tài giỏi, và phần nhiều chỉ có những người bà con thân thuộc của ông, những người có đạo Thiên Chúa và những người vào Đảng Cần lao, những người mà ông có thể tin được. Những người này chỉ biết nịnh bợ ông; họ che mắt ông, họ giấu sự thật, làm cho ông mất hết sự xét đoán, và khó ḷng cho ông biết bề trái bề mặt ở đời...

... Ông làm việc rất nhiều, cả ngày lẫn đêm, bởi ông chẳng có tṛ giải trí nào, không chơi môn thể thao nào, không có món tiêu khiển bất cứ kiểu nào. Môn giải trí duy nhất của ông là đi thanh tra các dự án xây dựng mới, các vùng kinh tế mới, các khu định cư mới, những ǵ mà ông tin rằng ông đă làm v́ quyền lợi dân chúng. Bởi v́ ông rất nôn nóng nh́n thấy những việc này tiến triển nhanh chóng, nên những viên chức có trách nhiệm thường gian lận và nói dối ông. Một ngày nọ, khi tôi đi thăm vùng đồng bằng sông Cửu Long, dân chúng trong vùng đă chỉ tôi xem những cái cây mới mà viên tỉnh trưởng bắt họ trồng trong một dự án tái định cư để ông Diệm đi thanh sát. Theo lời đề nghị của các bô lăo địa phương, người tài xế của tôi đă nhổ thử một cây lên cho tôi xem: đó là một cành cây mới cắt được cắm xuống đất ướt! Ở nông thôn người ta biết tôi rất gần gũi với Tổng thống và tôi dám nói sự thật với ông, v́ vậy họ không ngần ngại tiết lộ các tṛ gian lận và những cuộc tŕnh diễn dỏm của đám tỉnh trưởng và quận trưởng.

... Nhưng nhân dân trong các làng quê thường rất nghèo, và những người t́nh nguyện chỉ có thể bỏ công việc đồng áng của ḿnh một vài ngày thôi. Biết rằng ông Diệm thích nh́n thấy một số lượng lớn người t́nh nguyện không đ̣i tiền công làm việc tại các dự án mới, các viên tỉnh trưởng thường bắt dân làng làm việc ṛng ră hàng tháng trời không tiền, thậm chí không hỗ trợ thức ăn hay chỗ ở. Thế rồi họ nói dối với Diệm, tâu với ông rằng hàng trăm người ông nh́n thấy trên công trường đều là dân t́nh nguyện. Một ngày kia tôi tới thăm Sóc Trăng nơi đang xây dựng một sân bay địa phương. Khi tới đó vào giữa buổi trưa, tôi trông thấy mấy trăm người dân đang ngồi ăn bữa cơm trưa đạm bạc của họ và nghỉ ngơi ở hai vệ đường; họ nằm la lết trên đất, có người có chiếu, có người không. Ṭ ṃ muốn coi tận mắt cái dự án này và nói chuyện với dân chúng, tôi dừng xe và bước ra ngoài nói chuyện với mấy người nông dân. Một vị bô lăo địa phương đi theo tôi trong chuyến thanh tra này nói với những người đang đứng quây quanh tôi rằng họ có thể nói thật hết với tôi, v́ tôi là cố vấn của Tổng thống Diệm và tôi luôn luôn báo sự thật cho ông hay. Thế rồi một vài người nông dân đến bên cạnh tôi, và trong khi mắt đảo quanh coi có mật thám hay không, ngập ngừng nói với tôi rằng họ bị ép phải t́nh nguyện làm việc theo lệnh viên tỉnh trưởng, rằng họ phải bỏ mọi công việc đồng áng, phải rời gia đ́nh, tự đem theo thức ăn để đến đây làm việc mà không có lấy một xu tiền công, thức ăn hay chỗ ở, trong thời gian ít nhất là một tháng mỗi lần.

Khi tôi quay trở về Sài G̣n và báo cáo chuyện này với Tổng thống Diệm, ông nổi trận lôi đ́nh và biểu người phụ tá gọi viên tỉnh trưởng Sóc Trăng ngay lập tức. Tôi không biết chuyện ǵ xảy ra sau khi tôi rời Dinh Độc Lập, nhưng ngày hôm sau khi tôi trở lại, ông Diệm nói với tôi rằng những người nông dân mà tôi gặp đă nói láo, thật ra mọi người đều sung sướng được t́nh nguyện xây dựng phi trường cho tỉnh nhà. Tôi nói ǵ bây giờ với ông ta? Người của ông nói dối ông và phản bội ông bởi v́ ông thích nghe những câu chuyện êm tai; họ biết rơ điều ấy và sẵn sàng bịt mắt ông.

Một lần khác tôi tới thăm một vùng kinh tế mới gần Mỹ Tho; tôi nh́n thấy một dăy hàng cây ăn quả dọc lộ có vẻ như sắp chết héo. Tôi dừng xe lại, bước tới coi. Một người nông dân tiến tới phía tôi và hỏi nhỏ tôi có muốn coi mấy cây hay không. Anh ta nhổ lên một cây và đưa cho tôi: đó là một cái cành được cắt khỏi cây và cắm xuống đất. Anh ta lập tức biến mất, rơ ràng sợ bị nh́n thấy nói chuyện với người lạ. Sau này tôi được biết là những việc như vậy xảy ra rất thường xuyên, bởi v́ các viên tỉnh trưởng và quận trưởng đều muốn tỏ cho Diệm thấy là họ đă mở mang các dự án mới một cách mau chóng, họ muốn được ông Diệm đánh giá cao, muốn “ghi điểm”, và thăng chức. Tôi nghe nói một lần ông đến thăm một dinh điền mới với một ông trung tá, trách nhiệm về dinh điền này, ông cầm lên xem một cành cây có trái; bỗng nhiên cành cây rơi xuống đất, ông biết là cành cây mới được cắm. Ông quay lại nh́n ông trung tá, mặt ông đỏ bừng; ông hét lên, ông cầm cây ba ton của ông, đánh vào người ông trung tá. Ông này qú xuống lạy xin tha tội, mặt tái mét và nước mắt rưng rưng; vài ngày sau ông trung tá bị cách chức và đày đi nước độc.

Ông Diệm rất ngây thơ. Ông dễ tin người, đặc biệt là với những ai biết cách nói láo khi phụ trách những dự án “cưng” của ông. Ông là một loại thầy tu kín suốt đời. Ông chỉ ở trong nhà, trong văn pḥng, và trước đây là trong tu viện, không bao giờ ra ngoài trà trộn với người dân. Ông không bao giờ lấy vợ, chỉ sống với anh em của ḿnh. Ông không biết ǵ về cuộc sống và cũng không có một ư thức nào về trị giá tiền bạc. Có một lần, để thưởng cho một người giúp việc đă phục vụ ông ngày đêm, ông cho phép người này ra phố xả hơi và giải trí. Ông cho anh ta 2 đồng bạc để hớt tóc. Thế nhưng vào lúc ấy, giá hớt tóc cao hơn nhiều.

Một vị bộ trưởng của ông muốn tỏ cho ông thấy là anh ta nghèo khổ và thanh liêm như thế nào, đă nói với ông rằng anh ta chỉ có 2 cái áo sơ-mi! Diệm tin anh ta! Vậy nhưng vị bộ trưởng này sau khi thoát khỏi Việt Nam sau cuộc đảo chánh 1963 đă sống một cuộc đời xa hoa suốt 40 năm mà không cần phải làm việc! Chỉ với số tiền mà anh ta đă tích luỹ được sau mấy năm làm bộ trưởng! Diệm không có ư thức ǵ về thực tại. Ai cũng có thể lừa ông nếu biết được điểm yếu của ông, biết ông thích những ǵ và muốn nghe những ǵ.... 

... Năm 1962 TT Diệm gởi một phái đoàn do tướng Kim cầm đầu qua Nhật.  Cũng vào lúc đó ông Diệm gởi tôi tới Tokyo để thăm ḍ với chính quyền Nhật về việc mở rộng hợp tác kinh tế tài chánh.  Ông đă phạm một sai lầm khi không nói cho tướng Kim biết là tôi có một nhiệm vụ riêng biệt.  Tướng Kim không biết ǵ về lănh vực kinh tế tài chánh và cứ nghĩ rằng tôi nằm trong phái đoàn của ông.  Khi tôi từ chối không đi cùng với đoàn của ông, th́ ông tức giận tôi.  Đây là cung cách làm việc đặc trưng của ông Diệm.  Ông luôn luôn làm theo ư kiến riêng mà không chia sẻ với bất cứ ai trong chính phủ.

Những chuyện như vậy đă làm cho tôi thất vọng, làm cho tôi mất dần niềm tin nơi ông và góp phần vào việc tôi từ chức năm 1962 sau này.

(Trích từ cuốn hồi-kư Brushing the World Famous” [“Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới”])

 

*Lê Xuân Nhuận cho biết có 4 [không phải chỉ 3] “tiêu chuẩn” để Diệm tin dùng: đồng Đoàn, đồng Đảng, đồng Đạo, đồng Địa (gọi là 4-Đ)Về Vùng Chiến-Tuyến (hồi-kư, Văn Nghệ, 1996).

 

 

Theo Ông ĐỖ THỌ

(Cựu đại-úy, Tùy Viên của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm):

 

        ... Tổng Thống Diệm phổ biến văn thư xuống các Bộ, chính quyền địa phương băi bỏ chữ Ngài trong đơn từ, kiến nghị gửi cho Tổng Thống.

        “Thế mà bọn nịnh thần vẫn khư khư giữ lấy chữ Ngài, Cụ khi chỉ đến Tổng Thống Diệm.

         “Ngoài ra bọn chúng đứng trước Tổng Thống th́ khúm núm, ṿ tay, găi đầu, Tổng Thống vừa tra điếu thuốc lên mồm là vội vàng qùi mộp, cúi đầu, bật quẹt cho Tổng Thống châm lửa.  Không những bọn nịnh hót làm cử chỉ đó với Tổng Thống Diệm mà c̣n làm với ông Cẩn, ông Nhu.  Một đứa thấy đồng bọn làm như vậy th́ bắt chước làm theo.  Ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn thấy thế thành thói quen.  Bận sau người khác không làm như thế th́ thấy xúc phạm.  V́ thế bọn nịnh hót đă làm Tổng Thống.  cái cốt cách quan lại phong kiến tràn ngập cá tính Tổng Thống Diệm như “Ngài Thượng Thư Diệm” của triều đ́nh Huế.

        “Các Tư Lệnh Vùng, Tư Lệnh Sư Đoàn đủ mọi binh chủng, Bộ Trưởng, Chủ Tịch các phong trào ủng hộ chế độ đều đến Huế trước khi bước qua thềm năm mới.  Nếu vị nào không đến Huế chúc thọ cụ Cố v́ muốn hưởng xuân với gia đ́nh trong mấy ngày tết bị tức tưởi lo âu sợ ông Cố Vấn Chỉ Đạo để ư th́ toi cuộc đời.  Thành thử không mấy ai dám vắng mặt.  Và đến khi chúc thọ th́ tức khắc là bộ mặt nịnh hót quyết liệt.

         “Những lúc như thế này tôi được thấy Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Vùng IV, tướng Trần Văn Đôn, tướng Đỗ Cao Trí, tướng NLL, tướng TTĐ, tướng TTX, Đại Tá NVY, đại tá TVĐ, đại tá Lê Quang Tung, đại tá Huỳnh Hữu Hiền, đại tá Đinh Sơn Thung, trung tá Huỳnh, trung tá Kỳ Quang Liêm, tướng Nguyễn Khánh.

         “Tất cả đều bái lạy Cụ Bà chúc thọ, sau khi Tổng Thống Diệm, Đức Cha Ngô Đ́nh Thục, ông Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn và toàn gia đ́nh... đă lạy xong Cụ Bà.

        “Trong khi ấy một số Bộ Trưởng cũng nối gót ra Huế.  Tôi thấy có mặt ông Nguyễn Đ́nh Thuần, Ngô Trọng Hiếu, Nguyễn Lương, Bùi Văn Lương, Cao Xuân Vỹ, và nhiều nhân viên mật vụ từ Saigon ra.

(trích từ “Nhật Kư Đỗ Thọ”, các trang 30-31)

 

        “Những kẻ đáng chết là ông bà Ngô Đ́nh Nhu, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống kiêm Phụ Tá Quốc Pḥng Nguyễn Đ́nh Thuần, Nguyễn Lương, Trương Vĩnh Lễ (Chủ Tịch Phản Đảo Chánh năm 1960), Trương Công Cừu, Bùi Văn Lương, Ngô Trọng Hiếu.  Tướng lănh th́ có Nguyễn Khánh, Huỳnh Văn Cao, Lê Như Hùng, Nguyễn Huỳnh.  Về phía Quốc Hội Hà Như Chi...  Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ th́ lắm mệnh phụ đáng chém.

(Trích từ “Nhật Kư Đỗ Thọ”, trang 278)

 

 

Theo Ông

(Cựu Sĩ-Quan Tuỳ-Viên của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm):

 

        “Tôi nghĩ rằng

        Đừng nghĩ rằng

Pháo thủ Lê Châu Lộc nói chuyện về Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm” phổ biến trên Net - [ChinhNghiaViet] Wednesday, June 3, 2009 8:48 PM)

Ư Chính: Tức là TT Diệmt́m hiểu sự t́nh, thăm ḍ tin tức giá cả qua bà bếp, nhân viên của nhà may...”

 

 

Theo Ông Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC

(Giáo-Sư, cựu Dân-Biểu VNCH):

 

        cụ Ngô ... Người trí mà không đủ thủ đoạn để bọn tiểu nhân như đám khố xanh khố đỏ giết chết th́ chưa được gọi là người trí trong khi đang nắm quyền lực.

Điều này thật quan trọng. Cụ phải hiểu VC có cả quốc tế CS giúp đỡ người và vơ khí, miền Nam chỉ có Hoa Kỳ, phải cần Hoa Kỳ để cân bằng lực lượng. Người Mỹ đ̣i đổ quân vào, cụ không thể từ chối phắt một cách quá cứng rắn v́ làm bẽ mặt người Mỹ mà phải từng bước, khéo léo, sao cho có được sự yểm trợ hết ḿnh của Mỹ vừa giữ được quốc thể, danh dự của ḿnh. Như thế mới là vẹn toàn. Cụ không hiểu rằng lực lượng của miền Nam c̣n thô sơ, yếu kém không cách chi đối chọi với cả khối CS quốc tế đổ người và vũ khí tối tân vào, nếu không có Hoa Kỳ giúp đỡ. Cụ đă để người Mỹ hiểu lầm rằng cụ cứng đầu nhưng thực ra đôi bên chưa có sự thông cảm sâu xa.

Cờ Phật giáo ... Đúng ra Cụ phải hóa giải nó ngay và lấy được ḷng kính phục của Phật tử ...Vụ cờ Phật giáo là một sai lầm chết người của chính phủ cụ mà anh em cụ không nh́n ra ngay để nó trở nên chứng ung thư giết hại cả một chế độ Từ dân, V́ dân và Cho dân. 

Khi nghe VC, báo chí đối lập tuyên truyền để hạ uy tín cụ, cụ phải gặp riêng anh chị em trong gia đ́nh như bà Nhu, GM Ngô đ́nh Thục, ông Ngô đ́nh Cẩn v.v...yêu cầu những người này giúp cụ hóa giải những tin độc hại bằng chính hành động của họ, sửa đổi nếu lỗi lầm...

cụ Ngô c̣n một số nhược điểm cần phải có những Cố Vấn già dặn kinh nghiệm, khôn ngoan và trung kiên giúp cụ giải tỏa bế tắc.

dĩ nhiên cụ Ngô đ́nh Diệm c̣n nhiều khuyết điểm mà chính cụ cũng như thuộc cấp gần cận cụ phải nhắc nhủ khéo để mọi khuyết điểm được sửa sai đúng lúc, đúng chỗ. (TD: Có những quận, tỉnh trưởng đă lừa dối cụ về sự trù phú cấp thời của Ấp Chiến lược trong khi đó chỉ là giả tạo...

(Trích từ bài-viết BỐN MƯƠI BA NĂM MIỀN NAM LẠC HƯỚNG” của Trần Đ́nh Ngọc phổ biến trên Net - [HOATUDO] Monday, November 24, 2008 8:36 PM

 

 

Theo Ông NGUYỄN VĂN LỤC

(Nhà Văn, Nhà Báo):

 

        “... Thần quyền và thế quyền là thế đối đầu, lịch sử đă chứng minh được rằng tôn giáo nào như Công giáo ở một số thời kỳ đang hưng thịnh lại chứng tỏ rằng nó đang mục rữa, đang sa đọa. Cái mạnh của nó bề ngoài lại là cái yếu nhất của nó. Thời kỳ ông Diệm đă loáng thoáng những chiếc bóng áo chùng đen làm cho chế độ ấy mất đi uy tín không phải là ít.

        Đến nỗi tôi nghĩ rằng, nếu ông Diệm đừng có mang cái nhăn hiệu công giáo th́ số phận ông đă không đến nỗi như thế.

        Cái thế của ông không có, một lúc nào đó, trước sau ông cũng sẽ hành xử bất cập, cộng thêm đám bầy tôi cả công giáo lẫn Phật giáo đẩy ông ngă xuống.

        “Lấy trường hợp như ông Nhu là kiểu người làm chính trị tách ra khỏi ảnh hưởng tôn giáo, khác hẳn với ông Diệm. Và đó là cái yếu của ông Diệm, cái dở của ông ấy, cái ngây thơ của ông ấy.

(trích từ bài Twenty years and twenty days miền Nam Việt Nam)

 

        “Cụ Đoàn Thêm nhận xét: Về phương diện trí thức, tŕnh độ của ông Nhu rất cao.  Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững.  Qua lời nói ề à, kẻ chú ư có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.

(Trích từ bài-viết 2 tháng 11, 1963 – Nhớ về ông bà Ngô Đ́nh Nhu - Tuần báo Thời Báo, số 825 – Nov. 10-2007, trang 37)

Ư Chính: Tức là ông Diệm không có nhận xét sâu sắc về người và việc.

 

 

Theo Ông VĂN BIA  

(Cựu chủ-bút Báo Hoa Lư của chủ-nhiệm Ngô Đ́nh Diệm [1947-1948]):

 

        ... Nửa đường, Ngô Tổng Thống tạt vào một ngôi nhà phía bên trái kế bên đường, là nhà của thầy giáo Ngôn có người con tên Hiếu, một tu xuất ḍng Chúa Cứu Thế như tôi. Hai cha con đă bị Pháp bắt đem ra cầu Xe Lửa bắn chết từ hồi đầu Kháng Chiến. 

Tổng Thống vào khu vườn trước nhà, ngắm cây trái và rờ vào một trái bưởi. Bà chủ nhà hái gọt đem ra mời Tổng Thống. Một hầu cận chận lại không cho Tổng Thống bóc ăn, mà đi hái trái bưởi khác, dùng dao găm xẻ lột vỏ tại chỗ đưa cho Tổng Thống.

Hôm ấy Tổng Thống luôn luôn được hầu cận bao vây kín mít chung quanh chặt chẽ đến mức có thể nói là không c̣n chỗ trống để thọt tay vô lọt được

h́nh ảnh Ngô Tổng Thống đi kinh lư họ đạo Tân Qui tóm lượt phản ảnh con người và chế độ của ông.  Ông có muốn trực tiếp thân thiện với dân chúng cách mấy, cũng không nhận được những ǵ dân muốn cho ông thấy hay hưởng.  Nhóm người vây quanh ông chọn lựa những ǵ họ muốn cho ông thấy hay hưởng mà thôi.

(Trích từ cuốn hồi-kư Những Ngày Chung Sống với Chí Sĩ Ngô Đ́nh Diệm)

 

 

Theo Ông VIỆT THƯỜNG

(Kư-Giả):

 

        ... Cái sáng suốt và nhiệt t́nh của nhà ái quốc Ngô Đ́nh Diệm theo thời gian mà bốc hơi, chỉ c̣n lại cái h́nh hài của quan Tuần vũ Phan Thiết, vừa cố chấp của người quá mộ đạo, vừa hợm hĩnh về gịng họ và thành tích, chỉ tin vào quan hệ máu thịt và địa phương cũng như cùng tôn giáo. Cái sai lầm nữa là ông Ngô Đ́nh Diệm dựng ra đảng Cần-Lao Nhân-Vị có cái ǵ đó hao hao giống cơ chế tổ chức và xử dụng như của đảng cộng sản. Tổng Thống họ Ngô đă không lợi dụng thành tích đạt được để mở rộng dân chủ, thu hút nhân tài của đất nước v.v... mà lại khép lại như mô h́nh cộng sản nhưng lại không đủ qủy quyệt tàn nhẫn như cộng sản. Đáng ra phải đặt cho ḿnh làm cái nhiệm vụ lănh tụ của cả nước Việt Nam (như Line) th́ ông Diệm đă lược bớt đi chỉ giành lại cho ḿnh những cái rất khiêm tốn là lănh tụ của giáo dân, là một thứ tù trưởng của bộ lạc Ngô, Trần. Chính sách đối ngoại của ông Diệm có nhiều sai lầm khi làm mất t́nh ḥa hiếu với ông hoàng Xi-Ha-Núc, khiến Hà-nội lợi dụng để dùng mảnh đất Mỏ Vẹt của Cam-Bốt cũng như cảng Kôm-Pông-Xôm của Cam-Bốt để xâm lăng miền Nam… Xung quanh ông Diệm có rất nhiều người giỏi, nhưng ông không dùng

        ...  anh em ông Diệm, Nhu tuy làm cuộc phế truất Bảo Đại, nghĩa là phản thực rồi lại phản phong, nhưng từ máu thịt của gia đ́nh họ Ngô là quan lại, cho nên anh em ông ta rất khinh người

(Trích từ bài-viết Chuyện 30 Năm Về Trước)

 

 

Theo Ông BÙI TÍN

(Cựu đại-tá, Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân của CSVN):

 

        ... Nhưng cũng trong thời gian chấp chính, ông Ngô Đ́nh Diệm cũng đă phạm những sai lầm nặng nề: để cho người trong gia đ́nh tham gia ngày càng sâu vào việc nước, từ anh ông là giám mục NĐ Thục, đến em ông là NĐ Nhu, NĐ Cẩn, và đặc biệt là cô em dâu ngổ ngáo Trần Lệ Xuân, tạo nên h́nh ảnh gia đ́nh trị độc đoán kiểu phong kiến.

        ... từ năm 1960, chế độ Ngô Đ́nh Diệm bước vào thời kỳ khủng hoảng.

Lẽ ra phải tỉnh táo đối phó, sửa chữa sai lầm, bổ khuyết những thiết sót, th́ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm lại trở nên kiêu ngạo, tự phụchủ quan, độc đoán hơn.

        “... Một bằng chứng mà ai cũng thấy được là vào tháng 11/1960, sau khi dẹp được cuộc đảo chính của một số sỹ quan dù, đáng lẽ phải xem xét lại những khiếm khuyết trong cách quản trị xă hội và những chính sách đối nội và đối ngoại th́ gia đ́nh Ngô Đ́nh Diệm lại chủ quan, tự đắc hơn nữa và thế là để đến giữa năm 1963 nổ bùng ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cả đối nội và đối ngọai, dẫn đến kết liễu bi đát của chế độ Ngô Đ́nh Diệm.
       
... Trong thời kỳ khủng hoảng nói trên, Ngô Đ́nh Diệm vẫn một mực giữ niềm tin ở sứ mệnh thiêng liêng trong vai tṛ lănh tụ trời sai xuống để cứu dân, ông sống trong hoang tưởng ḿnh là một vĩ nhân châu Á, tự cho VN dưới quyền ông đang làm mẫu mực về chiến đấu chống CS vô thần và xây dựng xă hội mới ở châu Á.  Ông phạm thêm sai lầm liên tiếp: bỏ ngoài tai những khuyên can và yêu cầu từ bỏ vai tṛ cố vấn của Nhu, nhất là từ bỏ sự can thiệp nhố nhăng của cô em dâu Lệ Xuân, tự cô lập ḿnh, gây thù oán với giới Phật giáo chiếm đa số dân cư, c̣n nể nang ông anh Thục khi ông này được đưa về làm giám mục địa phận Huế, và tổ chức quá lố lễ Ngân khánh 25 năm phong giám mục của ông Thục như một quốc lễ, c̣n ra lệnh cấm cắm cờ Phật giáo, làm nổ ra cuộc chống đối quy mô rộng và cuộc tự thiêu của Thích Quảng Đức, làm chấn động dư luận trong, ngoài nước.

(Trích từ bài-viết Ông Ngô Đ́nh Diệm và Hậu Quả...- Paris, tháng 10/2003)

 

 

Theo Ông TÚ GÀN

(Kư-Giả - nhà văn Lữ Giang, cựu Thẩm-Phán Nguyễn Cần):

 

        ... MỌI SỰ GẦN NHƯ TIỀN ĐỊNH

        Ông Diệm mới về chấp chánh ngày 7.7.1954, ngày 20.8.1954, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đă họp và đưa ra Quyết Nghị số NSC 5429/2, thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) và Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp. (Diem must broaden the governmental base, elect an assembly, draft a constitution and legally dethrone Bao Dai).

        “Cứ thế chính phủ Hoa Kỳ đă đẩy chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đi theo...

 

        Để có một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government), Washington đă hướng dẫn ông Diệm thành lập một chế độ độc đảng theo kiểu Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Trung Hoa Dân Quốc Dân Đảng lấy “chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Nhật Tiên làm căn bản để xây dựng đất nước, Miền Bắc lấy chủ nghĩa cộng sản làm kim chỉ đạo, c̣n miền Nam lấy cái chủ nghĩa ǵ bây giờ?

        Cuối cùng, bộ tham mưu của ông Nhu quyết định lấy chủ nghĩa nhân vị” (personalism). Nhưng “chủ nghĩa nhân vị” là chủ nghĩa như thế nào?

        Lúc đó ở Pháp mới chỉ có khái niệm triết học về thuyết nhân vị, nó chưa được xây dựng thành chủ thuyết chứ đừng nói thành một chủ nghĩa khoa học như Léninsim, Stalinism hay Maoisms, làm sao đem ra áp dụng được? Nhưng mặc kệ, cứ thành lập môt cái đảng mang tên là “Cần Lao Nhân Vị Đảng để kết họp các anh em lại, c̣n đường lối và phương pháp hành động sẽ bàn sau...

        Tướng Lansdale, người cố vấn h́nh thành các toán chiến đấu dân sự cho miền Nam, rất thắc mắc về chuyện lập cái chế độ độc đảng này. Nhưng ông Reinhardt, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Ḥa [1955–1957], đă nhỏ nhẹ nói với Tướng Lansdale: “một quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đă được định rồi (a U.S. policy decision had been made). Về sau, trong bản phúc tŕnh ngày 17.1.1961, Tướng Lansdale có ghi rơ: “Đảng Cần Lao không phải là ư kiến của nhà Ngô; “trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was not their idea; it was originally promoted by the U.S. State Department" to rid the country of communists).

        Đại Sứ Elbridge Durbrow, người thay thế Đại Sứ Reinhardt, cũng đă mô tả rơ: “Tổ chức Cần Lao đă gần như theo mô thức của một đảng Cộng Sản, với các chi bộ, cán bộ, v.v., và cũng có thể so sánh với Quốc Dân Đảng của Trung Hoa.”

        Nhưng ông Diệm, ông Nhu ông Cẩn không có khả năng xây dựng tại miền Nam một đảng gióng Trung Hoa Quốc Dân Đảng được. Trái lại, một số tay chân bộ hạ đă lợi dụng tổ chức này để lộng hành và tranh giành nhau quyền lợi... gây xáo trộn trong quân đội...

        Việc thành lập cơ quan mật vụ cho chính phủ Ngô Đ́nh Diệm cũng do Mỹ đề xướng. Ông Trần Kim Tuyến cho biết chính ông McCarthy, Trưởng trạm CIA của Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Sài G̣n đă soạn thảo sẵn văn kiện tổ chức rồi đưa cho ông Nhu và ông Nhu chuyển cho Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống để làm Sắc Lệnh thành lập “Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xă Hội”... Người đầu tiên làm Giám Đốc là Đốc Phủ Sứ Vũ Tiến Huân, sau đó mới đến ông Trần Kim Tuyến...

 

        AMERICA’s MANDARIN!

        Ngoài trở ngại về sự khác biệt giữa chủ trương và đường lối của chính phủ Hoa Kỳ và VNCH, ông Diệm c̣n gặp một khó khăn khác khá quan trọng đối với Mỹ, đó là phương pháp làm việc của ông.

        Lúc nhỏ ông Diệm có học chương tŕnh Pháp (trường Pellerin, Huế) và sau đó học Trường Hậu Bổ. Nhưng ông đă một thời làm quan lại cho triều đ́nh Huế nên chịu ảnh hưởng phương thức làm việc của giới quan lại rất nhiều. Do đó, khi làm Tổng Thống của một chế độ cộng ḥa, người ta thấy ông vẫn chưa bỏ được phong thái của một Tuần Vũ hay một Thượng Thư. V́ thế, làm việc với ông quả thật gặp nhiều khó khăn...

        Ông Diệm đă làm việc theo cung cách của một quan thượng thư, một nhà hành chánh hơn là một nhà lănh đạo chính trị. Cả ông Diệm lẫn ông Nhu đều không thích ủy quyền... Trong cuốn Fire in the Lake, Frances Fitzgerald, nhận xét: Tổng Thống... không thể tách chuyện quan trọng ra khỏi chuyện tầm thường....

        Năm 1955, khi Tướng J. Lawton Collins được cử làm đại sứ toàn quyền của Tổng Thống Eiseinhower tại Việt Nam, đă bày tỏ ư muốn chính phủ Ngô Đ́nh Diệm làm việc theo “teamwork”, tức mọi người cùng làm việc với nhau như một toán hay tổ (team)... Nhưng ông Diệm không bao giờ chấp nhận lối làm việc đó.

        Người Mỹ, ông Ngô Đ́nh Nhu cũng như các viên chức cao cấp trong chính phủ đă phải chịu đựng khá nhiều phiền hà khi làm việc với ông Diệmcái lối làm việc thiếu khoa học của ông. Đây cũng là một nguyên nhân đưa đến sự thất bại của ông.

 

        VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

        Với một vài nét đại cương chúng tôi vừa tŕnh bày trên, độc giả cũng có thể nhận thấy rằng người Mỹ đă tốn khá nhiều công sức và tiền của để xây dựng nên chế độ Ngô Đ́nh Diệm: Từ việc truất phế Bảo Đại, bầu cử quốc hội, soạn thảo và ban hành hiến pháp, cải cách ruộng đất... đến việc thành lập một chế độ độc đảng (Cần Lao Nhân Vị Đảng) và cơ quan mật vụ (Sở Nghiên Cứu Chính Trị)... để có một chính quyền mạnh có thể đương đầu với cộng sản, các chuyên Hoa Kỳ đă làm việc rất vất vă với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm...

(Trích từ bài-viết Trả lại sự thật cho lịch sử - Saigon nhỏ ngày 26.10.2007)

 

 

Theo Ông VŨ KHÁNH THÀNH

(Kư-Giả):

 

        Tôi muốn kể lại về một người cũng có liên quan đến ông Phạm Xuân Ẩn. Đó là bác Sĩ Trần Kim Tuyến  (1925-1995)

        Ông kể chuyện Đảng Đại Việt Hà Thúc Kư chống đối mạnh, ông Hà Thúc Kư bị bắt, Tổng Thống Diệm gọi Bác Sĩ Tuyến vào báo cáo cho Tổng Thống biết.  Tổng Thống Diệm gắt gỏng nói với ông Tuyến giết hắn đi!  Hôm sau B Sĩ Tuyến vào gặp Tổng Thống việc khác, Tổng Thống hỏi Hà Thúc Kư thế nào rồi?  Sau TT Diệm nhắc đến thân sinh ông Hà Thúc Kư và Đảng Đại Việt cũng là Đảng chống Cộng, hăy tha cho ông .  Bác sĩ Tuyến kể cho tôi chuyện này nói rằng với những người khác, họ có thể thủ tiêu ông Hà Thúc Kư, nhưng tôi biết tính Cụ Diệm, tôi biết người và việc phải làm, để tŕnh cụ sau.

(Trích từ bài-viết Trần Kim Tuyến và Phạm Xuân Ẩn của Vũ Khánh Thành, gửi đến đài BBC từ London, qua email của "hatien" <vanctngvuyen@yahoo.com phổ-biến vào  Fri, 21 Sep 2007 03:28:39 -0700 'PDT')

 

Ư Chính: Tổng-Thống của một nước Cộng-Ḥa, có Hiến-Pháp, có Tư-Pháp nằm ngoài Hành-Pháp, mà đă hấp-tấp tự ư ra lệnh miệng cho Trưởng Cơ-Quan T́nh-Báo thuộc quyền thủ-tiêu đối-lập chính-trị của ḿnh (giết hắn đi!) trong lúc ngoài miệng th́ vẫn đề-cao chủ-nghĩa Nhân Vị.

 

 

Theo Linh-Mục CAO VĂN LUẬN

(Cộng-sự-viên thân+tín của cố TT Ngô Đ́nh Diệm, cựu Viện Trưởng Viện Đại-Học Huế):

 

        ... Ông Diệm đặc biệt chú ư đến việc thành lập củng cố và phát triển đại học Huế...  Ông có thể sai lầm về chính trị, nhưng những nỗ lực phát triển văn hóa, điển h́nh là thành lập và mở mang đại học Huế, th́ tôi thấy cần phải công tâm và nhận định rằng ông Diệm đă có công đáng kể...

        Những năm 1956-1961 là những năm cực thịnh của chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Lúc bấy giờ Việt cộng chỉ bắt đầu khuấy phá một vài nơi, và phần lớn chỉ là những sự phá hoại, giật ḿn, đánh lén những đồn bót hẻo lánh. Tuy nhiên lúc này ông Diệm đă chú ư đến mối đe dọa của cộng sản, cho nên một mặt ông tung ra phong trào tố cộng, mặt khác bắt đầu thực hiện kế hoạch ấp chiến lược.

        Uy quyền ông Diệm quá lớn nhưng thuộc hạ chẳng mấy ai là người tài giỏi hay có tư cách vững chăi, cho nên mọi quyết định ông Diệm đưa ra chẳng bao giờ có ai cản trở hay can gián.

        Chung quanh chiến dịch tố cộng thời bấy giờ, tôi nhận thấy nhiều lạm dụng, lộng quyền, vu khống, oan ức

        “Nhưng bởi v́ tôi không nắm đầy đủ mọi sự kiện, lại không có thẩm quyền ǵ, nên không thể đưa ra ư kiến trái ngược nào với ông Diệm hoặc ông Nhu. Tôi nghe nói lại một vài nơi ở thôn quê, cách thức tố cộng đă học đ̣i lối tố khổ, đấu tố của cộng sản.

        Các giáo sư trong Viện đại học Huế, cũng được phân phát những tài liệu học tập tố cộng, nhưng v́ tôi không đặc biệt quan tâm, cho nên họ cũng hội họp bàn bạc lấy lệ, không có tính cách bắt buộc ai cả.

(Trích từ cuốn hồi-kư “BÊN GỈNG LỊCH SỬ 1940–1965” của Linh-Mục Cao Văn Luận)

 

Ư Chính:  Đang viết về “Ông Diệm văn hóa giáo dục” (Chương 37) thế mà LM Luận lại đề cập đến chuyện tố cộng học đ̣i tố khổ, đấu tố của cộng sản; điều đó chứng tỏ là nạn “lạm dụng, lộng quyền, vu khống, oan ức” quá lớn, khiến ông bức xúc, đă nhiều năm qua sau cuộc Cách-Mạng lật Diệm mà ông vẫn c̣n nôn nóng viết ra.

 

 

Theo Ông TRẦN TÚ UYÊN

(Kư-Giả trên mạng):

 

[Thao Luan] Re: Ong Diem khong the can thiep vao quyen xu an cua toa an vi la che do dan chu: Tam Quyen Phan Lap Subject này là của... một kẻ không biết ǵ

Monday, June 30, 2008 6:19 PM

From:

To: ThaoLuan@yahoogroups.com

 

        ... Tôi không phục Tướng Lê Quang Vinh là v́ ông ta không biết thức thời về hợp tác với ông Diệm để chống kẻ thù chung là Cộng Sản Xâm Lăng. Tôi cũng không phục ông Diệm là v́ không có đủ tài trí để thu phục Tướng Lê Quang Vinh để phải giết chết một tướng tài cùng chí hướng chống Cộng như ông Lê Quang Vinh.

 

 

Theo Ông Lê Tùng Minh    

(Nhà Văn):

 

        Năm 1958, khi làm tỉnh trưởng Bến Tre, Phạm Ngọc Thảo đă nổi danh là Tỉnh trưởng sát cộng sản - bắt được tên cộng sản nằm vùng nào là giết bỏ, không chùn tay súng (?) Nhưng, sự thật th́ không đúng như vậy! Phải nói: PNT Tỉnh trưởng sát những người từ trong hàng ngũ Việt Cộng về cộng tác với Chính phủ Quốc gia, tiêu diệt bọn cộng sản nằm vùng! PNT ra lệnh giết họ với lư do thật là hợp lư rằng: Hắn là tên cộng sản giả đầu hàng để ngầm đánh phá nội bộ của chính quyền quốc gia. Bắn bỏ đi để trừ hậu hoạn (!). Chính v́ lẽ đó mà một số người trong hàng ngũ cộng sản nằm vùng ở Bến Tre muốn về với Chính phủ Quốc gia, đều phải hoảng sợ, không dám ra chiêu hồi tại tỉnh Bến Tre, khi PNT c̣n làm tỉnh trưởng! PNT hành động như thế, vừa được cấp trên khen là thẳng tay diệt trừ Cộng Sản, vừa bảo toàn được lực lượng giải phóng của Bến Tre!

(Trích từ bài-viết Từ PHẠM NGỌC THẢO Đến PHẠM XUÂN ẨN - Cùng Ôm Khối Hận Đời Mang Theo Xuống Tuyền Đài! - New England-USA - Ngày 20-02-2007)

 

Ư Chính: Chỉ là cấp Tỉnh Trưởng mà ra lệnh giết người, (“bắn bỏ”, “giết bỏ”), “không chùn tay súng” (dù là quân địch đă ra hàng rồi), huống chi là cấp cao nhất - Tổng Thống). Điều đó chứng tỏ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm tàn ác và phi pháp đến độ nào.

 

 

Theo nhóm LƯ TRẦN LÊ NGUYỄN

(Kư-Giả trên mạng - Paris):

 

        Tướng Ba-Cụt Lê Quang Vinh bị bắt ngày 13.4. 1956.

        Do Thượng Lệnh của TT Diệm, Toà án Quân Sự măc dù đă có Ṭa Án Dân Sự (cả Sơ Thẩm lẫn Thượng Thẩm) xét xử rôi được triệu tập tại Cần-Thơ ngày 3.07.1956.

        Ngày 04.07.1956 Toà án Quân Sự tuyên án tử h́nh.

        Ngày 13.07.1956 Tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh bị hành quyết chém đầu!

        Từ lúc bị bắt cho đến lúc bị hành quyết đúng 03 tháng!

        Từ lúc bị kết án tử h́nh cho đến lúc bị hành quyết là 09 ngày!

        Một Chế độ Pháp trị thật sự, điều đó không thể xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi như vậy!

        Dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm:

        Lập pháp, Tư pháp đều phải sắp hàng đứng sau Hành Pháp, đó là sự thật:

        Sau Hiến Pháp c̣n có Tôi ( ḷi TT Ngô Đ́nh Diệm )

(Trích từ bài-viết của Nhóm LyTranLeNguyen / Paris 2008/6/30 lytran lenguyen <lytranlenguyen75@ yahoo.fr>)

 

 

Theo Luật-Sư HOÀNG DUY HÙNG

(nhà văn, nhà báo):

 

        ... Dù cho Tổng-Thống Diệm... đă đạt được nhiều thành-quả, ông cũng đă vấp phải nhiều lỗi-lầm góp phần vào sự suy-sụp của triều-đại ḍng họ Ngô.

 

        1/  Diệm quá sức tín-cẩn các anh+em và thân-nhân của ḿnh đến nỗi dân-chúng gán cho chính-quyền của ông là “gia-đ́nh-trị”.  Thí-dụ, ông Ngô Đ́nh Nhu và vợ ông này là Trần Thị Lệ Xuân, đều là Dân-Biểu Quốc-Hội, nhưng ông Nhu không bao giờ tham-dự một buổi họp nào của Quốc-Hội!  Mặc dù Nhu và vợ chỉ là cố-vấn trong chính-quyền Diệm, nhưng quyền-lực của họ đă vượt lên trên mọi người, chỉ trừ có Diệm mà thôi.  Nhu và vợ gần giống như “thủ-tướng” trong chính-quyền Diệm.  Nhu là một người thông-minh, song không thích-hợp trước công-chúng v́ ông ấy nói-năng không lưu-loát.  Cũng giống như Diệm, Nhu quá tự-tin, và nhiều người cho rằng đó là thói kiêu-ngạo.  Trong lúc đó th́ Bà Nhu là một phụ-nữ đầy tham-vọng, tuy nhiên, đối với nhiều người, bà ấy không có khả-năng giao-thiệp, khiến gây nên nhiều sự chống-đối nhằm vào chính-quyền Diệm... (xem MụcNgô Đ́nh Nhu”)

Ngay chính thân-phụ của Bà Nhu là ông Trần Văn Chương cũng được bổ-nhiệm làm Đại-Sứ tại thủ-đô Hoa Thịnh Đốn, và thân-mẫu Bà Nhu bà Chương cũng là Đại-Sứ tại Liên Hiệp Quốc... 

Một thí-dụ khác, là ông Ngô Đ́nh Cẩn, người không chính-thức giữ một chức-vụ ǵ trong chính-quyền, nhưng lại là “lănh-chúa” của Miền Trung Việt-Nam...  Thế nhưng ông ấy cũng đă lạm-dụng quyền-hành tỉ như chiếm giữ độc-quyền trong nhiều lănh-vực kinh-doanh, bắt giam nhiều phần-tử đối-lập chính-trị mà không hề xét xử... (xem MụcNgô Đ́nh Cẩn”)

Sau cùng, nhưng không phải chỉ chừng ấy mà thôi, Tổng-Giám-Mục Ngô Đ́nh Thục dựa vào chính-quyền Diệm để tổ-chức các đại lễ tiệc Ky-Tô-Giáo tại thành-phố Huế, nơi mà đa-số dân-chúng là Phật-Tử hoặc thờ-cúng tổ-tiên, với hy-vọng là Ṭa Thánh Vatican sẽ công-nhận các hoạt-động cùa ḿnh và tấn-phong ḿnh làm vị Hồng-Y đầu tiên của Việt-Nam.  Năm 1959, Diệm kư sắc-lệnh cho phép Tổng-Giám-Mục Ngô Đ́nh Thục khai-thác gỗ tại khu rừng Định Quán thuộc Tỉnh Long Khánh... (xem MụcNgô Đ́nh Thục”)

        2/  Diệm bổ-nhiệm bác-sĩ Trần Kim Tuyến làm Giám-Đốc Sở Nghiên-Cứu Chính-Trị và Xă-Hội.  Trong thực-tế, sở này là một cơ-quan t́nh-báo nhắm mục-đích giúp Diệm và Đảng Cần-Lao củng-cố thế-lực trong chính-quyền.  Đối với nhiều người, cơ-quan t́nh-báo này là một sở “khủng-bố”, v́ đă lạm-quyền bắt-bớ và giam-cầm người dân mà không buộc tội ǵ cả.  Nhiều lănh-tụ chính-trị đă bị cơ-quan t́nh-báo này bắt-bớ và bí-mật giam-cầm suốt nhiều năm trời, tỉ như Hà Thúc Kư, là Thủ-Lănh của Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng, Phạm Thái, là một trong các lănh-tụ của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng.  Các lănh-tụ chính-trị khác th́ bị bí-mật thủ-tiêu, như trong trường-hợp ông Nguyễn Bảo Toàn.  Cảnh-trạng đó càng thảm-hại hơn, khi, vào ngày 6 thang 5 năm 1959, Tổng-Thống Diệm ban-hành một loạt các đạo Luật gọi là Luật 10/59 cho phép bắt giam bất cứ kẻ nào bị nghi là cộng-sản mà không cần thủ-tục chính-thức buộc tội.  Các đạo luật này đă gây bất-b́nh cho các nhà hoạt-động nhân-quyền khắp nơi trên thế-giới.  Dựa vào các đạo luật này, một số đảng-viên Đảng Cần-Lao cũng đă trả thù các kẻ thù của ḿnh bằng cách giản-dị cáo buộc họ là “nghi-can cộng-sản”.  Hẳn là, trong nhiều trường-hợp, cộng-sản đă đứng đằng sau giựt dây và khích-động quần-chúng, đặc-biệt là Phật-Tử, đứng lên chống-đối chính-quyền Diệm, do tính cứng-rắn của ông cũng như do các hành-động bất-lương của đám thuộc-hạ của ông.  

        3/  Diệm là một tín-đồ Ky-Tô-Giáo; đáng lẽ ông nên đối xử tế-nhị hơn với giới Phật-Tử để tránh những sự hiểu lầm giữa hai tôn-giáo.  Dưới thời Bảo Đại, đă có một đạo luât, là Luật số 10, xem Giáo-Hội Phật-Giáo như là một “hội” trong lúc xem Giáo-Hội Ky-Tô-Giáo như là một “tôn-giáo”.  Điều này thật rất bất-công, và Diệm, với tư-cách là Tổng-Thống, đáng lẽ đă hủy-bỏ đạo luật này để tránh những sự xung-đột không cần-thiết giữa hai tôn-giáo ấy... 

        4/  Diệm và người nhà của ông không có một chính-sách hữu-hiệu để lôi kéo sự hợp-tác của các đảng-phái quốc-gia khác...   Đảng Cần Lao vừa mới được thành-lập và nó vẫn c̣n quá non trẻ so với các đảng quốc-gia khác như Đại Việt và Quốc-Dân Đảng.  Các đảng ấy đă có một quá-tŕnh dài hoạt-động cách-mạng rồi, nhiều người trong họ đă hy-sinh cho chính-nghĩa và nền độc-lập của tổ-quốc.  Các đảng ấy không có may-mắn cầm nắm quyền-lực trong chính-phủ, do đó, họ không thể phát-triển hoạt-động của họ dễ-dàng như Đảng Cần-Lao, và, đương-nhiên, nếu các lănh-tụ Đảng Cần-Lao không đối-xử với họ một cách khôn-ngoan và tế-nhị, th́ sự bất-măn sẽ nổ bùng dễ-dàng...  Từ đó, không có bao nhiêu đảng-viên của các đảng-phái quốc-gia khác muốn hợp-tác với chính-quyền Diệm.

        5/  Diệm tín-nhiệm các giám-mục và linh-mục Ky-Tô-Giáo một cách sâu rộng đến độ ông luôn luôn tin dùng những người nào mà các giám-mục và linh-mục giới-thiệu.  Cộng-sản nhận thấy đó là một khe hở, cho nên họ đă phái nhiều điệp-viên xâm-nhập vào hoạt-động bên trong chính-phủ Diệm, qua đường dây này, thí dụ Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo, v.v...

        6/  Đảng Cần Lao (xem MụcĐảng Cần Lao”)

        Diệm tin-tưởng vào anh+em và quyến-thuộc của ḿnh cũng như cầm quyền một cách độc-tài và thiếu linh-động...  ông không tin-cậy bất-cứ người nào bên ngoài gia-đ́nh của ông...

(Trích và phỏng-dịch từ tác-phẩm “A Common Quest For Vietnam's Future, a brief of Vietnam War, the First and Second Republic of Vietnam” [Cùng T́m Tương Lai cho Việt Nam, tóm lược Chiến Tranh Việt Nam, hai nền Đệ-Nhất và Đệ-Nhị Cộng-Ḥa] của Hoàng Duy Hùng)

 

 

Theo nhà thơ HÀ THƯỢNG NHÂN

(Cựu Trung Tá Phạm Xuân Ninh, nguyên Tổng Giám Đốc hệ thống Truyền Thanh Quốc Gia thời Đệ I Cộng Ḥa): 

 

        Trong một dịp lễ giỗ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm,  ông đă viết mấy bài đăng trong Đặc San ngày lễ nói về một số đức tính của Tổng Thống. Trong đó có bài viết về vấn đề kỳ thị tôn giáonhư sau:

       
Một hôm, một vị Linh Mục đến Đài Phát Thanh đề nghị với tôi cho chuyển mục Tiếng nói Công Giáo”  sang tầng số A, tức là tầng số Quốc Gia. Tôi trả lời rằng, làm như thế bắt buộc phải cho tiếng nói của các tôn giáo khác cũng được hưởng một quy chế tương tự.  Điều đó không thể thực hiện được. Ít hôm sau tôi được giây nói của ông Nguyễn Đ́nh Thuần bảo: Tổng Thống đă chấp thuận cho Tiếng nói Công Giáo”  được phát thanh trên tầng số A.  Tôi thưa là việc đó rất quan trọng, phải có công văn minh xác, chứ tôi không thể thi hành theo khẩu lệnh. Ông Thuần gửi văn thư tới. Vị Linh Mục hôm trước cũng tới. Tôi nói: Để tôi xin tŕnh diện Tổng Thống rồi mới quyết định. Ông Thuần gọi tôi vào tỏ ư bất b́nh v́ tôi ngoan cố bất tuân thượng lệnh.  Tôi tŕnh bày lư do và xin phép ông cho tôi tŕnh thẳng Tổng Thống. Ông gắt lên: Anh muốn làm ǵ đó th́ làm.
Ngay khi tôi gặp Tổng Thống đă hỏi:
Tại răng các Cha làm việc đạo đức mà lại cấm?” 
Tôi thưa rằng: Trong nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu nay lại để cho Công Giáo được đăi ngộ đặc biệt th́ ḷng dân sẽ bất b́nh, nghĩ là Tổng Thống là Công Giáo nên quá thiên về đạo giáo của ḿnh. Chúng tôi thiết nghĩ Đạo Chúa là Đạo T́nh Thương, vậy th́ dùng mục
Tiếng Vọng T́nh Thương”  rồi muốn nói ǵ th́ nói. Tổng Thống ngồi lặng một lúc rồi gật đầu:
Anh về bàn lại với các Cha. Đừng quá sốt sắng về việc đạo mà xảy ra chuyện kỳ thị tôn giáo.
Tôi ra về tŕnh lại với ông Thuần. Ông Thuần ngạc nhiên hỏi:
Anh nói ǵ mà Tổng Thống lại đổi ư như vậy?”  Tôi nói: Thưa việc này mới nh́n có vẻ tầm thường, nhưng suy nghĩ kỹ th́ là cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề vô cùng phức tạp. Rất nhiều vị tu hành v́ quá sốt sắng với việc đạo, mà làm hại đến uy tín của chế độ.
Ông Thuần tỏ ư khen ngợi tôi đă dám thẳng thắn nói lên sự thật, nói lên ư kiến đúng đắn của ḿnh.
Tôi nghĩ, chỉ v́ nhiều người muốn cho xong chuyện, nên t́m cách bưng bít sự thật, chứ Tổng Thống Diệmngười lúc nào cũng muốn nghe lẽ phải và sự thật.
Bọn người bưng bít sự thật chính là bọn phản bội. Nước mất phần lớn là v́ bọn người ấy.

Nguồn:Ḍng Họ Ngô-Đ́nh – Ước Mơ Chưa Đạtcủa Nguyễn Văn Minh

 

Nhưng đời có được bao nhiêu Hà Thượng Nhân? Và lỗi đâu phải là ở nhiều người”  muốn cho xong chuyện, mà là ở kẻ cầm quyền có sẵn định-kiến trong đầu các Cha (bao giờ cũng chỉ) làm việc đạo đức” 

 

 

Theo Tiến-Sĩ Philip E. Catton

(Giáo-Sư phụ khảo về lịch sử tại Stephen F. Austin State University [MN, USA], tác giả "Diem's Final Failure: Prelude to America's War in Vietnam):

 

        “ ... Sự nghiên cứu một cách thấu đáo của Philip Catton đă cung cấp cho chúng ta nhiều hơn h́nh ảnh phức tạp của ông Diệm về cả một nhà yêu nước nhiệt t́nh lẫn một kiến trúc sư thất bại trong việc canh tân hoá. Bằng cách đó, tác giả tỏa ra ánh sáng mới về một chế độ có nhiều tranh luận...

 

        Catton cho thấy rằng kế hoạch của ông Diệm cho Miền Nam Việt Nam đụng chạm với kế hoạch của Hoa Kỳ và tỏ ra không địch được với cộng sản Việt Nam." 

        Đặc biệt vào những khi t́nh h́nh đất nước xấu đi, người Mỹ thúc Diệm sửa chữa cái mà họ xem là khiếm khuyết của chính thể: sự lộn xộn trong bộ máy hành chính do Diệm không muốn san sẻ quyền hành, sự thiếu dân chủ và thiếu ủng hộ chính phủ trong dân chúng.

        “Người Mỹ lo ngại rằng quá thừa sự chuyên quyền, mà không đủ nỗ lực chinh phục thêm người ủng hộ. Nhưng họ bực tức thấy Diệm vẫn cứ làm theo ư ḿnh.

        “Diệm tin rằng chỉ có bàn tay sắt mới giải quyết được các vấn nạn của miền Nam.

        Những căng thẳng này cũng có thể kiềm chế được nếu dự án dựng xây một miền Nam vững chắc đă diễn ra suôn sẻ. Trong trường hợp đó, hai bên sẽ cảm thấy lợi ích của mối quan hệ lớn hơn sự bực ḿnh.

        “người cộng sản bắt đầu tổ chức du kích chống lại chính quyền Diệm, bằng sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Du kích nhanh chóng kiểm soát nhiều khu vực quan trọng ở nông thôn miền Nam.

        “Lại có những dấu hiệu cho thấy Diệm để mất ủng hộ trong những người chống cộng, cụ thể là vụ đảo chính bất thành tháng 11.1960.

        “Trong không khí căng thẳng này, Khủng hoảng Phật giáo trở thành giọt nước tràn ly. Phản ứng bản năng của Diệmkhông nhượng bộ. Ông c̣n nghi ngờ người Mỹ t́m cách phá ông khi cứ đ̣i ông nhượng bộ người biểu t́nh. Ông cũng lo việc Henry Cabot Lodge trở thành tân đại sứ Mỹ báo hiệu chính sách kém thân thiện với chính quyền miền Nam.

        Với nhiều viên chức Mỹ, khủng hoảng Phật giáo và việc Diệm khăng khăng không chịu nhượng bộ xác nhận sự phá sản chính trị và đạo đức của chính quyền. Họ lư luận để cứu miền Nam, phải thay chính phủ Diệm. Cuộc đảo chính tháng 11.1963 diễn ra Diệm để mất ủng hộ của Mỹ.

(Trích từ bài-viết “Liên Minh Bất Ḥa[dựa vào Website BBCVietnamese.com ngày 17.9.2008] của kư giả Lữ Giang phổ biến ngày 23 Oct 2008)

 

 

Theo Giáo-Sư Ronald B. Frankum

(Tiến-Sĩ, dạy Khoa Lịch-Sử, Đại-Học Millersville):

 

        ... Diệm có viễn kiến riêng về giải phóng Việt Nam khỏi ngoại bang, chống nhà nước cộng sản, dù rằng đây là hai mục tiêu mâu thuẫn v́ để mục tiêu sau thành công th́ phải có hỗ trợ của một ngoại cường, Mỹ.

        Ban bệ của Diệm lại không có mấy người có kinh nghiệm quản trị, nhiều người th́ nuôi dưỡng sự nghi

ngờ chính quyền Sài G̣n.

        Rốt cuộc, việc Diệm không thể củng cố sự ủng hộ của dân chúng.

        Tổng thống Dwight D. Eisenhower và sau đó, John F. Kennedy, t́m cách kiềm chế ảnh hưởng cộng sản tại châu Á, và xây dựng một h́nh mẫu cho các nước khác noi theo.

        Vị đại sứ [Durbrow] cũng không tin Diệm có thể thắng cuộc bầu cử tháng Tư 1961 không phải nhờ gian lận  

mà nhờ uy tín, thành tích hoặc sự yếu kém của các ứng viên khác.

        Khi Durbrow ra đi tháng Tư 1961, quan hệ đặc biệt giữa Diệm Hoa Kỳ đă bị đầu độc; nó đặt ra những 

khác biệt mà không người Mỹ nào, dù là Kennedy hay Johnson, có thể hàn gắn.

        Đến khi Kennedy đă có chỗ ngồi vững chăi tại Ṭa Bạch Ốc, thí nghiệm Ngô Đ́nh Diệm có vẻ chỉ tạo ra kết 

quả giảm sút. Sáu năm xây dựng quốc gia đă không đem lại một nhà nước mẫu mực mà Mỹ hy vọng có để chứng 

tỏ về một lựa chọn thay thế cộng sản ở châu Á.

(Trích từ cuốn sách “Silent Partners: The United States and Australia in Vietnam, 1954-1968” [2001] qua BBCVietnamese.com)

 

 

Theo Ông HOÀNG NGỌC NGUYÊN

(Kư-Giả):

 

        Cực Điểm của Khủng Hoảng

        Những người có thể biết được biến động Phật Giáo và cuộc đảo chánh quân đội lật đổ chế độ của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm... nhưng những người đă biết hay đă sống trong những ngày đó cách đây 45 năm hẳn phải đồng ư với nhau rằng cuộc “cách mạng” đó hẳn hẳn phải xảy ra, và “cách mạng” đó phải thành công.

        Biến động Phật Giáo trong năm 1963 đă chỉ ra sự bế tắc của chế độ của ông Ngô Đ́nh Diệm trong việc nhận diện và giải quyết những vấn đề ngày càng nghiêm trọng của miền nam.  Những vấn đề này dĩ nhiên đă nổi lên từ lâu, ít nhất là từ năm 1960, khi nhóm nhân sĩ Caravelle vào tháng tư đưa ra một kiến nghị yêu cầu cải cách, và sáu tháng sau đó là cuộc đảo chánh của lực lượng nhảy dù của tướng Nguyễn Chánh Thi và trung tá Vương Văn Đông, nhưng được không ít giới dân sự ủng hộ.  Ngày 27-2-1962, hai phi công Phạm Phú Quốc Nguyễn Văn Cử ném bom nhắc nhở cho những người ở Dinh Độc Lập nhận thức rằng những vấn đề đă được đặt ra vẫn c̣n nguyên vẹn không giải quyết.  Những biến cố xảy ra năm sau đó, bắt đầu là ở Huế, rồi lan ra ở Saigon và một số tỉnh miền trung, là những diễn tiến có tính cách tất nhiên.  Có một ít hy vọng về một khả năng thỏa hiệp giữa chính quyền và lực lượng tranh đấu của Phật Giáo qua các cuộc thương lượng vào tháng năm, tháng sáu, nhưng sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm nói rằng “Sau Hiến Pháp c̣n có tôi”, và vụ tấn công vào các chùa Phật giáo xảy ra vào tối ngày 20-8, dường như tất cả đă bị mất hết đối với chính quyền ông Diệm.

        ... Trong nhiệm kỳ đầu, ông làm được công tác b́nh định và phần nào thu phục dân tâm, nhưng lại không làm được nhiệm vụ đoàn kết, là một nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng rất khó khăn.  Muốn đoàn kết, người ta phải đi ra ngoài và cúi xuống.  Ông Diệm chẳng mấy khi đi ra ngoài, và ông thấy rất khó khăn khi phải cúi xuống.  Chính quyền của ông là một chính quyền “thiểu số”, về mặt tôn giáo, địa phương và cả chính trị trong nghĩa tập họp các đảng phái chính trị.  Sau khi b́nh định được những lực lượng quốc gia chống đối, ông chỉ nh́n thấy một mục tiêu duy nhất là Cộng Sản mà quên rằng ông không thể một ḿnh chống cộng đuợc.  Ông đă làm rất ít để giảm đi tính chất “thiểu số” nơi căn bản chính trị của ông, đó là tôn giáo, địa phương và đảng phái.  Ngược lại, ông đi t́m sự ủng hộ mong manh từ những lực lượng được lập ra từ chế độ nhưng thiếu thực chất v́ không đi vào được các thành phần trong dân chúng, như Phong trào Cách mạng Quốc gia, phong trào thanh niên thanh nữ Cộng ḥa, chủ thuyết Nhân Vị và đảng Cần Lao của ông Ngô Đ́nh Nhu.  Chế độ của ông đă dành nhiều đặc ân cho thiểu số một cách lộ liễu qua uy thế và khả năng ban ơn mưa móc của hai ông Ngô Đ́nh Thục Ngô Đ́nh Cẩn mà những người lănh đạo cao nhất như ông Diệm, ông Nhu chẳng làm ǵ được, th́ “cách mạng” 1-11 hẳn phải xảy ra.

        Cuộc “cách mạng” đó phải thành công, không chỉ v́ chế độ của ông Diệm đă không cho thấy một lănh đạo có khả năng đáp ứng được những thách đố của lịch sử, mà c̣n v́ các tướng lănh quân đội, một thời vâng dạ với hai ông DiệmNhu, nay phần lớn đă “thức thời”, tham gia Hội đồng Quân nhân Cách mạng đứng đầu là tướng Dương Văn Minh...

        Cuộc đảo chánh ngày 1-11 là cực điểm của cuộc khủng hoảng của Đệ nhất Cộng ḥa. Ủng hộ ông Diệm hay chống ông Diệm, đối với nhiều người, một chương cũ đă khép lại và một chương mới chất chứa nhiều mong đợi, hy vọng của người dân đă được mở ra...  

(Trích từ bài-viết “45 Năm Trước Đi Vào Đường Hầm” của kư-giả Hoàng Ngọc Nguyên, trong mục “Nhận Định Thời Cuộc” [là  một chuyên-mục của báo Saigon Nhỏ, nơi mà kư-giả Tú Gàn trước đó thường-xuyên đăng bài bênh-vực cố Tồng-Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng như đả-kích các cấp lănh-đạo Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất] trên báo Saigon Nhỏ số 884 ra ngày 31-10-2008)

 

 

Theo Ông LƯ CHÁNH TRUNG

(Chính-Khách):

 

        ... Ông [Ngô Đ́nh Diệm] đă tưởng ḿnh có thể nhẩy vào ṿng tay người Mỹ trong một giai đoạn ngặt nghèo rồi thoát khỏi ṿng tay đó khi t́nh h́nh sáng sủa hơn, ông đă tưởng có thể chấp nhận làm con cờ trong một ván cờ rồi ngay trong ván cờ đó, có thể tự động đi một nước cờ riêng của ông. 

Khi ông nh́n thấy đó chỉ là ảo tưởng th́ đă quá trễ: Ông đă chết v́ ảo tưởng đó. Và cái chết bi thảm của ông cho thấy một sự thật hết sức tầm thường: Không một con cờ nào có thể tự động đi một nước cờ cho riêng nó, dầu con cờ đó mang tên Ngô Đ́nh Diệm, và không một nước nhỏ nào có thể lợi dụng một nước lớn, nhất là nước đó mang tên Hoa Kỳ.

(Lư Chánh Trung, Những Ngày Buồn Nôn [Sàig̣n: Đối Diện, 1971], tr. 137)

 

 

Theo Ông TRẦN PHONG VŨ

(Nhà Văn, Nhà Báo):

 

        Trong cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Ngân, cựu Phụ Tá Đặc Biệt về Chính Trị của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:

        Trần Phong Vũ (hỏi:)  Dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng như Tổng Thống Thiệu, sự lănh đạo đều có tính cách chuyên hoạnh cá nhân. Điều này có phải v́ đầu óc độc tôn, tham quyền cố vị của lănh tụ như hiện tượng phổ quát trong hầu hết các quốc gia chậm tiến?

(Trích từ loạt bài Phỏng Vấn Phụ Tá Đặc Biệt Nguyễn Văn Ngân” của Trần Phong Vũ -  Friday, September 29, 2001)

 

Câu hỏi về tổng-thống của Đệ-Nhị Cộng-Hoà tự nó đă nói lên một nhận-định của ngựi phỏng-vấn về tổng-thống của Đệ-Nhất Cộng-Hoà.

 

 

Theo Ông TRƯƠNG BẢO SƠN

(Nhà cách-mạng Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng): 

 

“... Văn Hóa Ngày Nay ra được 11 số th́ đ́nh bản, mặc dầu được độc giả khắp nơi hoan nghênh. Ôi chỉ v́ nó được hoan nghênh quá xá mà chết non. Nguyên do như thế này:

Trước hết tập Văn Hóa Ngày Nay không được chế độ Ngô Đ́nh Diệm cho phép xuất bản như một tạp chí mà chỉ là một giai phẩm phát hành không có định kỳ. V́ không có định kỳ nên Bộ Thông Tin kiểm duyệt cố t́nh để lâu mới trả bản thảo để in. Ông Hoàng Nguyên, chủ sự pḥng kiểm duyệt đă nói với tôi rằng, ông tuy có nhiều cảm t́nh với chúng tôi, nhưng không thể làm trái lệnh cấp trên, là cản trở tờ Văn Hóa Ngày Nay ra đúng hạn kỳ (tỷ dụ như đúng ngày mồng một mỗi tháng) để độc giả nhớ ngày mua báo; hơn nữa bài vở phải kiểm duyệt kỹ, nhất là bài của Nhất Linh Bảo Sơn.

Sau nữa, ngoài chế độ kiểm duyệt, phản quyền tự do ngôn luận này ra, chế độ Ngô Đ́nh Diệm c̣n có một thủ đoạn hiểm độc nữa là nhà nước giữ độc quyền phát hành báo chí, kể cả giai phẩm. Ngô Đ́nh Diệm đă có sáng kiến đặt ra Nhà Phát Hành Thống Nhất, bắt tất cả mọi báo chí phải đưa cho công sở này phân phối. Tập Văn Hóa Ngày Nay bán chạy như tôm tươi mấy số đầu, đă bị ế dần đi. Nhà Phát Hành độc quyền của chính phủ đă thi hành độc kế, không gửi đủ số báo cho các tiệm sách đă đặt mua. Chúng tôi khi buộc báo thành từng bó đă cố ư đánh dấu riêng, khi nhận báo từ Nhà Phát Hành trả về, thấy những dấu ấy vẫn c̣n y nguyên, tức là Nhà Phát Hành đă không làm đúng nhiệm vụ, đă giữ báo của chúng tôi trong kho, không phân phối đi. Có những tiệm sách đến điều đ́nh mua thẳng báo với chúng tôi để có đủ báo bán, nhưng chúng tôi phải từ chối, sợ bị chính quyền gài bẫy. Đă nghèo lại bị thua lỗ, chúng tôi đành đ́nh bản tờ Văn Hóa Ngày Nay.

Mấy tháng sau, tôi đứng tên xin ra tờ Tân Phong, cũng chỉ được phép xuất bản như một giai phẩm không định kỳ, cuối cùng cũng chịu chung số phận như Văn Hóa Ngày Nay...”

(Trích từ bài-viết Những Kỷ Niệm Riêng với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam của Trương Bảo Sơn do nữ-sĩ Trương Kim Anh là ái-nữ của cố Trương chí-sĩ  phổ-biến)

 

 

Theo kư-giả PHỤNG HỒNG

(Một cây bút chủ-lực của Văn Nghệ Tiền Phong):

 

        Fairfield, ngày 18.11.1993

        Kính ông Hồ Anh, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Văn Nghệ Tiền Phong,

 

        “Tôi đọc bài “Ai Giết Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm” của Phụng Hồng (đăng ở trang 24, 25, và 92 của VNTP số 429), thấy có một đoạn (đoạn giữa, cột 4, trang 25) mà tôi chưa hiểu rơ ư, nên nêu ra đây để nhờ ông giải đáp cho...

        Tác giả Phụng Hồng viết:

        <<1) Linh mục Cao Văn Luận đă viết: Tôi c̣n nhớ một đoạn trong câu chuyện của ông đại sứ Đức: Tôi không theo tôn giáo nào cả, nhưng tôi tin rằng giờ đây linh hồn ông Diệm sẽ phảng phất nơi đâysẽ gieo nhiều tai hoạ cho xứ sở ḿnh. Gieo nhiều tai họa cho xứ sở ḿnh. Đúng lắm! Lời tiên tri của ông đại sứ Đức...

        2) Cho đến thời điểm 30.4.75 mọi người phải bỏ nước ra đi, hoặc vào ḷ luộc người cải tạo mút mùa, hoặc vượt biên t́m đất sống, hoặc vùi thây trên biển Đông. Như thế là đủ chưa? Rồi đây oan hồn anh em các ông Diệm Nhu c̣n gây ra những đại hoạ nào khác nữa chăng? Và sẽ kéo dài đến bao giờ?>>

        Sau đây là những điểm tôi nhờ ông giải thích:

        1. Nhiều người tin rằng ma quỷ gieo tai hoạ cho con người. Linh hồn ông Diệm gieo nhiều tai hoạ cho xứ sở ḿnh, vậy có phải là linh hồn ông Diệm đă trở thành ma quỷ, hoặc đă nhập bọn với ma quỷ hay không?

        2. Oan hồn anh em các ông Diệm Nhu đă gây ra những đại hoạ, rồi đây c̣n gây ra những đại hoạ nào khác nữa chăng? Và sẽ kéo dài đến bao giờ? Những đại hoạ ấy th́ mọi người đều đă biết rồi. Nhưng, tại sao oan hồn anh em các ông Diệm Nhu không chỉ gieo tai hoạ cho một số ít trong tổng số nhiều người đă trực tiếp hoặc gián tiếp giết họ, mà lại gây ra những đại hoạ cho toàn dân, đặc biệt là cho toàn khối công chức, quân nhân, cán bộ, chính khách Việt Nam Cộng Hoà [là những người chỉ biết chiến đấu và hy sinh cho chính nghĩa quốc gia], trong đó gồm cả một số Ky Tô hữu và đồng chí của họ, là những người vốn trung thành với họ, mà nay cũng trở thành nạn nhân của những đại hoạ do họ gây ra?...

 

        Kính thư,

        LÊ XUÂN NHUẬN

        (California)” 

(Trích từ bán-nguyệt-san Văn Nghệ Tiền Phong xuất bản tại Virginia, USA, số 432, từ ngày 16 đến ngày 31.1.1994, bài Lời Tiên Tri của ông Đại Sứ trang 50-51)

 

Theo số người hoài-Ngô này th́ oan-hồn các ông Diệm & Nhu đă trở thành ma quỷ, gây đại-hoạ cho toàn dân Việt Nam.

 

 

Theo Ông NGÔ KHA

(Kư-Giả):

 

… Dưới nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, dù Hiến Pháp 1956 đă bộc lộ rơ ràng tính phi-dân-chủ của nó, nhưng thật ra, chính thực tế sinh hoạt chính trị Miền Nam trong những năm sau đó là đối-lập chính-trị bị đàn-áp, nhà tù chất đầy chính-trị-phạm, và quyền tự-do báo-chí bị thủ-tiêu, mới là những xác quyết không thể chối cải rằng chế độ Diệm là một chế độ phản dân-quyền. Những thuộc tính nổi tiếng khác của chế độ Diệm như Gia đ́nh trị, Công an trị, Công giáo trị,… chỉ làm mạnh thêm và rơ thêm tính độc tài của gia đ́nh cầm quyền họ Ngô mà thôi.

Chính v́ chế độ độc tài đó đă kềm hăm, thậm chí c̣n tiêu diệt, sức mạnh phát triển quốc gia để đối đầu với miền Bắc, lại chẳng đem lại ấm no và tự do cho đồng bào Miền Nam, nên chỉ trong 7 năm cầm quyền (từ khi ông Diệm làm tổng thống vào tháng 10/1956 đến khi chế độ của ông sụp đổ vào tháng 11/1963), người dân Miền Nam đă 7 lần chống đối lại chế-độ của ông:

1- Tháng 2/1957, hàng giáo phẩm Cao Đài đă ủng hộ cho một tín đồ tên là Hà Minh Trí mưu sát ông Diệm tại Hội chợ Xuân Tây Nguyên ở thành phố  Ban Mê Thuột, với lư do là để trả thù cho tướng Tŕnh Minh Thế và cho tín đồ Cao Đài bị đàn áp khiến Hộ pháp Phạm Công Tắc phải tị nạn qua Cam Bốt... Hà Minh Trí bị cầm tù đến sau 1963 mới được thả ra..

2- Tháng 5/1957, không chịu được nền độc tài gia đ́nh trị và chính sách trả thù Quốc Dân đảng thông qua chiến dịch chống Cọng bừa băi, Đại Việt Quốc Dân Đảngthành lập chiến khu Ba Ḷng tại vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích chống lại chế độ gia đ́nh trị của Nhu-Diệm, đồng thời cũng là cơ hội dẹp tan các âm mưu cố thủ của Cộng Sản tại nam vĩ tuyến 17.” [Trích từ Website chính thức của Đại Việt Quốc Dân Đảng http://daivietquocdandang.org/2010/02/16/lichsudang-2/]... Một phần lớn các đảng viên bị bắt và tù đày. Từ đó, mâu thuẫn giữa đảng Đại Việt và chính quyền Ngô Đ́nh Diệm không những không hàn gắn được mà càng lúc càng sâu sắc thêm.

3- Tháng 4/1960, mười tám nhân vật tên tuổi của miền Nam... công bố một Bản Tuyên Ngôn chỉ trích và lên án ông Diệm đă không đem lại cho dân chúng một cuộc sống tốt đẹp, tự do... Những nhân vật nầy đă bí mật mời một số thông tín viên ngoại quốc và vài kư giả Việt Nam đến họp tại hội trường khách sạn Caravelle (v́ vậy, nhóm nầy c̣n được gọi là “nhóm Caravelle”). Bản Tuyên ngôn... nhận định về 4 lănh vực Chính trị, Chính quyền, Quân đội và Kinh tế Xă hội. Họ thẳng thắn cho rằng Quốc Hội chỉ là tay sai của chính phủ, bầu cử chỉ là tṛ bịp bợm, t́nh trạng tham những bè phái khắp nơi, các chính đảng quốc gia bị đàn áp, quân đội chỉ là một công cụ để củng cố chính quyền chứ không được dùng để chống Cọng, lấy “sự trung thành với một đảng để tùng phục mù quáng những kẻ lănh đạo đảng làm tiêu chuẩn thăng thưởng”…

4- Tháng 11/1960, chỉ 7 tháng sau “Tuyên ngôn Caravelle”, trước những biện pháp chính trị thất nhân tâm của chính quyền Diệm và trước t́nh h́nh an ninh miền Nam càng lúc càng tồi tệ (Đầu năm 1960, sư đoàn 21 bị tấn công và thiệt hại nặng nề ở Tây Ninh, cuối năm đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời), binh chủng Nhảy Dù (với các sĩ quan chỉ huy như Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Huy Lợi …) cùng nhiều nhân vật đảng phái quốc gia tập họp trong Liên Minh Dân Chủ và Mặt trận Quốc gia Đoàn kết đă phát động cuộc binh biến, đánh thẳng vào dinh Độc Lập, đ̣i ông Diệm cải tổ toàn diện cơ cấu lănh đạo quốc gia để xây dựng lại chính nghĩanâng cao hiệu năng chiến đấu của quân dân miền Nam. Bị cô lập và bao vây trong Dinh Độc Lập, ông Diệm hứa sẽ đáp ứng những đ̣i hỏi đó nhưng thật ra ông chỉ kéo dài thời gian để chờ quân đội ở miền Tây về cứu ứng. Tin vào lời hứa đó nên quân Nhảy Dù ngưng chiến, và sau đó trở tay không kịp, bị thua nên cấp lănh đạo cuộc binh biến một phần bị bắt đưa ra Ṭa án kết tội phản loạn, một phần phải trốn sang tị nạn chính trị tại Cam Bốt.

5- Tháng 2/1962, hơn một năm sau “Đảo chánh Nhảy Dù”, hai sĩ quan của một binh chủng khác của quân đội lại hành động: Trung úy Phi công Phạm Phú QuốcNguyễn văn Cử đă bay 2 chiếc Skyrider A-1 ném bom Napalm và bắn rocket vào dinh Độc Lập với mục đích tiêu diệt đầu năo của chế độ ông Diệm (Ngoài ông bà Ngô Đ́nh Nhu ở và làm việc trong Dinh Độc Lập, hôm đó c̣n có TGM Ngô Đ́nh Thục nữa). Trung úy Quốc là gịng dơi của cụ Phạm Phú Thứ, một nhà cách mạng khí khái ở Quảng Nam mà gịng họ Ngô Đ́nh vừa ghen vừa ghét trong thời Nam triều. C̣n trung úy Cử là con của cụ Nguyễn Văn Lực, một lănh tụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng... Trung úy Quốc nhảy dù và bị bắt. C̣n Trung úy Cử th́ bay qua Cam bốt tị nạn [cho đến] sau 1963.

6- Một năm sau, vào tháng 5/1963, chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Diệm lên đến cao điểm với lệnh cấm treo Phật kỳ trong lễ Phật đản tại Huế và sau đó... giết 8 Phật tử tại Đài Phát thanh. Đây là giọt nước làm tràn sự bất công của chính sách tiêu diệt Phật Giáo một cách có hệ thống để Công giáo hóa miền Nam vốn bắt đầu từ năm 1956, khi lần đầu tiên Hoà Thượng Trí Thủ gửi văn thư chính thức phản đối Linh Mục Vàng, giảng sư của Trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long, đ̣i cắm cây thập giá lên núi Ngũ Hành Sơn, nơi có Chùa Non-Nước ở Đà-Nẵng  (Vị Linh mục tên Vàng nầy, vào năm 1960, c̣n nổi tiếng về chuyện xúi dục con chiên Nhà thờ Phú Cam đ̣i lại chùa Thiên MụHuế với lời giải thích quái đản rằng chùa Thiên Mụ là nơi “Mẹ của Trời”, tức Đức Mẹ Maria, giáng trần nên phải trả chùa nầy lại cho Công giáo! – (Tâm Đức, Như Áng Mây Bay, USA 2010, trang 230.)

Kể từ năm 1956 đó cho đến suốt 7 năm c̣n lại, Phật giáo đă bị đối xử phân biệt, áp lực đổi đạo, đày đọa đi các vùng dinh điền trên cao nguyên, bị chụp mũ là Cọng sản, chùa chiền bị các cha xứ lấn chiếm tranh giành, công chức quân nhân Phật tử bị trù dập.

Xin ghi lại đây ba t́nh trạng kỳ thị Phât giáo tiêu biểu và trắng trợn mà ở miền Nam lúc bấy giờ ai cũng biết là: (a) Lễ Phật đản không được ghi trong danh sách ngày nghỉ quốc gia trong khi lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, … của Công giáo th́ lại được xem như quốc lễ. (Măi cho đến năm 1957, Hội chủ Phật giáo phải làm đơn “xin”, chính phủ mới “cho” nghỉ ngày Phật Đản); (b) Khi Phật tử bị ép buộc vào sống trong các khu Trù mật, Dinh điền, Ấp Chiến lược của chính phủ, họ bị đủ mọi áp bức, nhất là áp bức kinh tế để đổi đạo đến nỗi có câu vè thật ai oán rằng “theo đạo có gạo mà ăn” [theo giáo có áo mà mặc]; (c) Nhưng quan trọng hơn cả là chính quyền Ngô Đ́nh Diệm vẫn duy tŕ Dụ số 10 để khống chế Phật giáo trong quy chế của một Hội b́nh thường, trong khi Công giáo th́ không bị ràng buộc, muốn tự do điều hành và sinh hoạt sao cũng được. Ông Diệm đă truất phế vua Bảo Đại, đă thành lập nền Cọng ḥa, đă thủ tiêu tất cả luật lệ thời phong kiến thực dân Tây để lại, vậy tại sao lại duy tŕ Dụ số 10 cực kỳ bất công và nham hiểm của phong kiến và thực dân, nếu không phải là để đạp Phật giáo xuống cho Công giáo lên ngôi vị độc tôn tại Việt Nam ?

Biến cố ở Huế sau đó trở thành cuộc đấu tranh cho nguyện vọng 5 điểm đ̣i b́nh đẳng tôn giáo.

Trước sự ngoan cố của chính phủ Diệm, ngày 11/6 Hoà thương Thích Quảng Đức tự thiêu để “trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm nên lấy ḷng bác ái từ bi đối với quốc dânthi hành chính sách b́nh đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa” khiến cuộc đấu tranh của Phật Giáo lan rộng ra với sự hiện diện mạnh mẽ và đông đăo của sinh viên, học sinh và đảng phái. Ngày 7/7, văn hào Nhất Linh tự tử để cảnh báo chế độ Diệm đang làm “tội nặng mất vào tay Cọng sản”. Khuya 20/8, ông Nhu ra lệnh cho Cảnh sát dă chiến và Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung phát động chiến dịch Nước Lũ ào ạt tấn công chùa Xá Lợi, Giác Minh, Ấn Quang, Từ Quang, Therevada ở Sài G̣n và chùa chiền khắp toàn quốc, bắt Tăng Ni (riêng tại Sài G̣n là 1,400 vị) và Phật tử giam giữ, phản-bội Thông-Cáo Chungvu-khống cho Phật-Giáo là tay sai của Việt-Cộng. Hệ quả tức thời của chiến dịch Nước Lũtoàn bộ thành phần lănh đạo Phật giáo bị triệt tiêu, phong trào đấu tranh của Phật giáo gần như bị tê liệt, nhưng chính v́ vậy mà phong trào đă trở thành tiền đề văn hóa và sức bật chính trị cho ngày 1/11/1963 của Quân đội ba tháng sau đó.

        7- Trong ba tháng sau chiến dịch Nước Lũ để dứt điểm Phật giáo, nhiều vị lănh đạo trên thế giới, kể cả Đức Giáo-Hoàng Paul VIcác tổ-chức Công Giáo, đă lên án chế độ Diệm. TGM Thục đến Vatican nhưng không được Giáo hoàng tiếp, bà Nhu dẫn phái đoàn Quốc hội đi “giải độc” trên thế giới bị chống đối. Cuối tháng 9/1963, Tồ chức Liên Hiệp Quốc quyết định gửi phái đoàn đến Việt Nam để điều tra t́nh h́nh đàn áp Phật giáo. Sinh viên học sinh và đông đảo đồng bào thay thế Phật tử và Tăng Ni ào ạt xuống đường biểu t́nh … Những tin đồn về việc ông Nhu sẽ tổ chức đảo chánh (kế hoạch “Bravo) để thay ông Diệm, nhất là tin về hai anh em ông Nhu-Diệm đang thỏa hiệp với chính quyền Cọng sản miền Bắc được truyền đi khắp hang cùng ngơ hẻm. Trường học đóng cửa, quân nhân bị cấm trại 100%, nhu yếu phẩm bị đầu cơ tích trữ. Sài G̣n như bốc lửa …

Ngày 1/11/1963, quân đội phát động cuộc binh biến lần thứ ba để lật đổ chế độ độc tài Ngô Đ́nh Diệm. Và lần nầy họ thành công. Ngày hôm sau, 2/11, hai anh em ông Nhu và Diệm bị bắn chết. Toàn quân toàn dân trên 35 tỉnh thị miền Nam hân hoan vui mừng ngày Cách mạng.

 *

Hai nhà  làm văn hóa ở  Sài G̣n đă  mô tả lại tâm t́nh của người dân thủ  đô trong những ngày đó như  sau:

Từ 7 giờ sáng ngày 2-11-1963, khi đài phát thanh Sài G̣n báo tin dinh Gia Long bị quân đội chiếm th́ già trẻ lớn bé lũ lượt kéo nhau đi xem. Lời ḥ reo, tiếng cười vang với sắc diện tươi vui của mọi người chứng tỏ sự giải thoát gông cùm kềm kẹp của độc tài đă bóp nghẹt ḷng dân trong chín năm trời đăng đẳng”  (Bác sĩ Dương Tấn Tươi, Cười - Nguyên nhân và Thực chất, Sài G̣n 1968, tr.44 ).

        C̣n thi sĩ Đông Hồ th́: “Nỗi ức hiếp, nỗi căm hờn bị đè nén, bị vùi dập một cách tàn nhẫn bất công trong 9 năm trời, một sớm được giải thoát, được cởi mở, mà phản ứng chỉ có chứng ấy th́ tưởng quần chúng nhân dân Việt Nam năm 1963 này cũng đă tỏ ra hiền lành nhiều lắm, và cũng đă biết tự hạn chế, tự biết kềm hăm sức giận dữ hung hăn của ḿnh rồi đó.” (Nguyễn Hiến Lê, Tôi Tập Viết Tiếng Việt, 1988, tr. 21).  

(Trích từ bài-viết CHẾ ĐỘ NGÔ Đ̀NH DIỆM - Một chế độ Ngược ḷng dân và Phản thời đại)

 

 

Theo Ông BÙI DIỄM

(Cựu Đại-Sứ VNCH tại Hoa-Kỳ):