ÔNG TRẦN Đ̀NH NGỌC

KHÔNG THUỘC SỬ VIỆT-NAM

 

 

        Kính anh Trần Đ́nh Ngọc,

 

        Theo bản tiểu-sử của anh, được phổ-biến trên nhiều diễn-đàn liên-mạng ngày September 16, 2012, th́ anh đă đậu cử-nhân văn-chương tại Đại Học Văn Khoa Saigon; đă làm giáo sư Quốc Văn các lớp thi Tú Tài ITriết Học các lớp thi Tú Tài II tại nhiều tư thục Saigon; đă xuất bản một số sách, như cuốn “Đề Thi Quốc Văn Tú Tài I”, đặc-biệt là cuốn “Luận lư học, Đạo đức học, Tâm lư học cho các lớp luyện thi Tú tài II (tham-chiếu 1).

 

        Về Tâm Lư Học th́, trong một lần trước, tôi đă chứng-minh rằng anh không có ư-thức ǵ về Tâm-Lư-Học cả (tham-chiếu 2).

        Lần này, tôi nói chuyện với anh về Luận-Lư-Học.

        xin thưa trước là tôi không đề-cập đến Chính-Trị hay Tôn-Giáo trong bài-viết này. Tôi chỉ nói về việc viết văn, cách lư-luận (luận-lư-học) trong bài-viết của anh.

 

        Ngày September 8, 2012, anh đă phổ-biến trên nhiều diễn-đàn liên-mạng một bài-viết nhan-đề “V́ sao có cuộc Trưng cầu Dân Ư truất phế Bảo Đại” trong đó có một đoạn như sau:

        Bọn xôi thịt đảng phái toàn một th lăm le nhảy vào tranh phần (như bọn Caravellea), hầu hết là một bọn chó chết, như Bảy Viễnb vẫn mở Kim Chung Đại thế giới có b́nh khang, bài bạc lấy xâu y như mafia New York để nuôi đàn em và đóng sở hụi cho quan chức có máu mặt. Dân đă nghèo lại vào Kim Chung càng nghèo hơn. (Những Thủ tướng của Bảo Đại, tay sai thực dân phong kiến: Nguyễn văn Tâmc, Trần văn Hữud ...quá thối nát và và vô chính trị đều đă có thời gian thử lửa, nhưng đều thất bại. Chính bởi vậy [nên] cuộc "cách mạng tháng 8" và "giải phóng" của Hồ mới được chào đón như một liều thuốc hồi sinh mà khg mấy người VN khg bị hút vào).

 (tham-chiếu 3).

        Anh hăy tỉnh-táo mà đọc lại đoạn văn này của anh.

        a) Về “bọn Caravelle”, tôi đă viết trong bài “Năm 1960

Đối Với Đệ-Nhất Cộng-Ḥa”: “Ngày 26/4/1960, 18 nhân-vật tên tuổi họp báo ở khách-sạn Caravelle, Saigon, ra kháng-thư phản-đối chế-độ độc-tài của Diệm.  Đó là các ông: Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Văn, Trần Văn Lư, Lê Quang Luật, Nguyễn Lưu Viên, Trần Văn Tuyên, Huỳnh Kim Hữu, Nguyễn Tiến Hỉ, Lê Ngọc Chấn, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Hồ Văn Vui (trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính Tổng-Thống Ngô Đ́nh Điệm của Đệ-Nhất Cộng-Hoà).” Như thế nghĩa là vụ Caravelle xảy ra vào năm 1960 (5 năm sau ngày Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm “truất-phế Bảo Đại”). Vậy th́ làm sao mà “bọn Caravelle” năm 1960 lại tạo nên lư-do cho Thủ-Tướng Diệm truất-phế Bảo Đại vào năm 1955 (đă xảy ra 5 năm trước đó)?

        b) Về Bảy Viễn th́ ông ấy ly-khai hàng-ngũ kháng-chiến (do Việt Minh lănh-đạo) về hợp-tác với Pháp vào năm 1948, sau đó được Quốc-Trưởng Bảo-Đại phong cấp thiếu-tướng (2 sao) vào năm 1952. Ông ấy chỉ-huy B́nh Xuyên, làm bậy. Nhưng mà việc đó chỉ xảy ra từ năm 1952 (7 năm sau cuộc “Cách Mạng Tháng Tám”), và sớm nhất th́ cũng là từ năm 1948 (3 năm sau cuộc “Cách Mạng Mùa Thu” ấy). Vậy th́ làm sao mà Bảy Viễn năm 1948 lại tạo nên lư-do cho Việt Minh làm cuộc nổi dậy vào Mùa Thu năm 1945 (đă xảy ra 3 năm trước đó)?

        c) Về Thủ-Tướng Nguyễn Văn Tâm, ông ấy nhậm-chức từ 25-6-1952 đến 16-12-1963. Vậy th́ làm sao mà ông ấy tạo nên lư-do cho cuộc “Cách-Mạng Tháng Tám” năm 1945 (đă xảy ra 7 năm trước đó)?

        d) Về Thủ-Tướng Trần Văn Hữu, ông ấy nhậm-chức từ ngày 6-5-1950 đến 25-6-1952. Vậy th́ làm sao mà ông ấy tạo nên lư-do cho Việt-Minh thực-hiện cuộc nổi dậy vào ngày 19-8-1945 (đă xảy ra 5 năm trước đó)?

       

        Trong câu viết của anh (“Chính bởi vậy cuộc "cách mạng tháng 8" và "giải phóng" của Hồ mới được chào đón...”), chữ “giải phóng” theo lịch-sử Việt Nam có 2 nghĩa: hoặc là “Giải Phóng Quân” từ năm 1945, hoặc là “Mặt Trận Giải Phóng” từ năm 1960. Trong cả hai trường-hợp ấy, anh đều vấp phải cả hai sai-lầm trong nhận-thức và lư-luận (luận-lư-học) của anh:

        1- Nếu anh nêu lên các vụ “bê-bối” (b c d xảy ra vào khoảng từ 1948 đến 1952, tính luôn đến 1954 là năm “truất phế Bảo Đại”; và a xảy ra 5 năm sau khi đă có Đệ-Nhất Cộng Ḥa) để làm lư-do (“chính bởi vậy”) cho cuộc “cách-mạng tháng 8-1945” (trong đó có “Giải Phóng Quân), th́ hóa ra là các vụ “bê-bối” ấy (1948-1954 1960) lại đẻ ra cái biến-cố 1945 (đă xảy ra từ 3 đến 9 và 15 năm trước đó)?

        C̣n nếu anh muốn nói đến “Mặt Trận Giải Phóng” của CSVN, th́ măi đến 20-12-1960 (hơn 5 năm sau ngày họ Ngô lên cầm quyền) “Mặt Trận Giải Phóng” mới ra đời. Thành-công của Đệ-Nhất Cộng-Ḥa là: a18 nhân-vật Caravelle đă bị thanh-trừng (những người sống sót không phải là cộng-sản); bBảy ViễnB́nh Xuyên đă bị tiêu-diệt; cNguyễn Văn TâmdTrần Văn Hữu đă đi Tây (chưa kể là các chính-đảng Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, Đại-Việt, cùng các lực-lượng chống-Cộng như Cao-ĐàiḤa-Hảo, v.v... đă bị đập dẹp) và suốt mấy năm sau năm 1954 (nhờ Mỹ đỡ đầu, và Bắc Việt nín thở để lo củng-cố thực-lực sau Ngưng Bắn 1954) Miền Nam Việt Nam đă được yên. Vậy mà đến năm 1960 th́ “Mặt Trận Giải Phóng” ra đời. Và anh không đề-cập đến nhân-tố cộng-sản (dù là từ Miền Bắc hay xuất-phát từ Miền Nam) mà chỉ viết là “chính bởi vậy” (tức là chính bởi “thành công” kể trên của Đệ-Nhất Cộng-Ḥa), mà có “Giải Phóng”. Anh hăy đọc lại bài-viết của anh, anh sẽ thấy là chính anh đă lập-luận/lư-luận rằng: Sau khi họ Ngô lên nắm chính-quyền từ năm 1954, Đệ-Nhất Cộng-Ḥa đă đạt được kết-quả/thành-côngtiêu-diệt các đối-thủ a b c d kể trên: và Chính bởi vậy nên "giải phóng" (“Mặt Trận Giải Phóng”) của Hồ mới được chào đón như một liều thuốc hồi sinh!

 

        Tóm lại, anh có thuộc lịch-sử Việt-Nam hay không, không ai cần biết. Nhưng anh đă, không phải bẻ cong, bóp méo, mà là đảo ngược tŕnh-tự biên-niên của Lịch Sử. Chỉ đọc bài-viết của anh (cử-nhân văn-chương, giáo-sư Quốc-Văn, tác-giả sách dạy Luận-Lư-Học, Đạo-Đức-Học, Tâm-Lư-Học cho các lớp Tú Tài ITú Tài II) th́ ai cũng thấy rơ là anh không biết ǵ về Luận Lư Học cả.

        Nhà văn”, “nhà thơ”, là danh-hiệu do người khác gọi ḿnh, chứ có nhà văn & nhà thơ nào khác tự ghi ra trước bút-hiệu của ḿnh là “nhà văn”, “nhà thơ”, như anh không?

 

        Anh th́ cũng giống vài/ba kẻ khác, hễ viết là nhắm óc viết, không cần biết lư-luận của ḿnh có hợp-lư không (luận-lư-học= logic), tỉ như: cho rằng “Chủ Nghĩa Nhân Vị” tương-đồng với triết-thuyết “An Vi” của Giáo-Sư Lương Kim Định (trong lúc “Nhân Vịcó trước, “An Vira đời sau); hoặc cho rằng “Chính Đề Việt Nam” là của cố Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu (trong lúc nó là tác-phẩm của Ông Lê Văn Đồng); v.v...

 

        Mời anh đón đọc các bài-viết tiếp theo của tôi:

        * Ông Trần Đ́nh Ngọc “giỏi” tiếng Anh.

        * Ông Trần Đ́nh Ngọc “rành” tiếng Pháp.

 

        Chúc anh luôn luôn an vui, để biểu-dương tâm-lư-học, luận-lư-học, và đạo-đức-học, trên trường văn, trận bút.

 

LÊ XUÂN NHUẬN  

Tham-Chiếu:

1

 

[Tho Van] Tấm Thẻ Bài Truyện Trần Đ́nh Ngọc

FROM: Ho Cong Tam  

BCC: thovan@yahoogroups.com  

Sunday, September 16, 2012 9:37 PM

Truyện Ngắn Trần Đ́nh Ngọc

 

ĐÔI D̉NG TIỂU SỬ

NHÀ GIÁO - NHÀ VĂN - NHÀ BÁO

BÚT XUÂN TRẦN Đ̀NH NGỌC

(Trích và bổ túc từ Chicago Việt Báo số Xuân Quí Mùi 2003)

*

Ông Trần Đ́nh Ngọc sinh  tại Trà Đoài, Nam Định, Bắc Việt.

 

-       Cử nhân Văn chương Đại học Văn Khoa Sàig̣n (1965)

-       Giáo Sư Quốc Văn các lớp thi Tú tài I và Triết học các lớp thi Tú tài II tại nhiều tư thục Sàig̣n từ 1965.

Đă xuất bản tại Sàig̣n:

-       Đề thi Quốc văn Tú tài I (1963)

-       Luận lư học, Đạo đức học, Tâm lư học cho các lớp luyện thi Tú tài II.

-       Luận đề về Nguyễn Du, Nguyễn công Trứ, Bà huyện Thanh Quan (1967).

-       Hoàng hôn miền núi - Tuyển tập truyện ngắn (1974)

-       Như áng Mây trôi I, Thơ Quê hương, Chiến tranh và T́nh Yêu (1975)

v.v...

Trở lên

 

2

 

 

Saturday, May 19, 2012 2:48 PM

From:

 

Thưa anh Trần Đ́nh Ngọc,

Anh đă viết nhiều về tôi, nhiều lần, nên tôi xin được đáp lễ.

IV/ Về bản-thân Trần Đ́nh Ngọc, do anh tự giới-thiệu:

1. Trần Đ́nh Ngọc viết:

“Khi xưa c̣n ở Sàig̣n, mỗi khi Văn pḥng của Ủy Ban Phát Triển Nông Thôn (Rural Development Committee) của tôi mà tôi là Chủ tịch Ủy Ban (Committee, Chairman, House of Representative) đi thăm Bộ nào th́ Bộ trưởng cùng đoàn tùy tùng ra tận cổng đón tiếp tôi với nghi lễ của Trung tướng (v́ Nội quy Hạ Nghị Viện ấn định) Điều đó chứng tỏ Đại biểu Nhân Dân có giá trị v́ là đại biểu cho toàn thể nhân dân qua cuộc phổ thông đầu phiếu.”

2. Lê Xuân Nhuận trả lời:

a- Văn pḥng của Ủy Ban tức là cái pḥng làm việc của Ủy Ban, hoặc toàn-thể nhân-viên văn-pḥng của Ủy-Ban gồm cả tùy-phái, mà đi thăm các Bộ, chứ không phải Chủ-Tịch (và Phó Chủ-Tịch, các Ủy-Viên) đi thăm à? Theo tôi, dù chỉ một ḿnh anh, anh cũng có thể xưng là Ủy-Ban, Phái-Đoàn Ủy-Ban; viết thêm mấy chữ Văn pḥng của có đúng ngữ-nghĩa/ngữ-phạm/ngữ-pháp không? Từ 1975 (anh từng dạy Anh ngữ) đến nay, 2012, là 37 năm, mà anh vẫn cho rằng Hạ Nghị Viện của VNCH chỉ gồm có một Dân Biểu mà thôi (House of Representative số ít)?

b- “nghi lễ của Trung tướng” là thế nào hả anh? nó khác với nghi lễ của Đại-Tướng, nghi lễ của Thiếu-Tướng, của Chuấn-Tướng như thế nào?

c- “Nội quy Hạ Nghị Viện” là ǵ? đă “nội” mà lại có giá-trị với “ngoại” (bên ngoài HNV) nữa sao? Theo tôi th́ ngay cả một Quyết Nghị hay Nghị Quyết của Hạ Nghị Viện cũng chưa chắc là đă luôn luôn có hiệu-lực với phía Hành Pháp nữa, huống ǵ Nội quy!

d- Anh được “đón tiếp với nghi lễ của Trung tướng” mà là trong dịp đi chung với các Trung-Tướng Tôn Thất Đính và Trần Văn Đôn và nhiều nhân vật khác trong QH, chứ có phải anh đi riêng một ḿnh mà được đón tiếp với cái nghi lễ chưa từng có trong lịch-sử ấy đâu, anh! Làm Dân-Biểu (Lập Pháp) mà không biết ǵ về thủ-tục hành-chánh: muốn được đón tiếp với nghi lễ ǵ th́ cũng phải nhờ bên Hành Pháp (Tổng-Thống, Thủ-Tướng, Bộ-Trưởng Đặc-Trách Liên-Lạc Quốc-Hội...) thông-tri các nơi họ mới thi-hành, chứ Quy Định Nội Bộ (Nội quy) trong Hạ Nghị Viện th́ có giá-trị ǵ với bên ngoài? C̣n nếu đi với trung-tướng mà được đón tiếp với cờ 3 sao, kỳ-hiệu của trung-tướng VNCH, mà anh cho là “nghi lễ của Trung tướng”, th́ đó là sự cầm nhầm: nghi-thức đó dành cho trung-tướng chứ đâu có dành cho anh?

e- Hơn nữa, nếu phía Hành-Pháp có ra quy-định nghi-lễ đón tiếp Dân-Biểu Quốc-Hội, th́ hẳn sẽ xếp Dân-Biểu ngang hàng dân-chính (tỷ-dụ Thủ-Tướng, Bộ-Trưởng, Thứ-Trưởng, Tổng-Giám-Đốc, Đại-Sứ...) chứ sao lại đi xếp một Dân-Biểu ngang hàng một trung-tướng? (Anh giảng rơ hơn cho tôi được hiểu, xin cám ơn trước.)

e- Nếu anh có học Tâm-Lư-Học như tôi, th́ anh đă thấy là anh tự phô-bày cái mặc-cảm tự-ti (v́ quá thấp kém) của anh, khi anh khoe-khoang là (nhờ được đi chung với 2 trung-tướng mà) được đón tiếp với nghi lễ của Trung tướng, và khi kể chuyện cùng đi với 2 trung-tướng ấy th́ anh ghi thêm chữ “anh”: anh Trung tướng Tôn Thất Đínhanh Trung tướng Trần Văn Đôn, cho thiên-hạ biết là Trần Đ́nh Ngọc, tuy là trung úy, nhưng đă thân-cận/ngang hàng với cả 2 trung-tướng ấy. Sở-dĩ như thế là v́ tuy làm Dân Biểu mà vẫn mang cái mặc-cảm/thân-phận trung úy của ḿnh. ...

LÊ XUÂN NHUẬN

 

Trở lên

 

3

 

[Daploisongnui] V́ sao có cuộc Trưng cầu Dân Ư truất phế Bảo Đại? Trần Đ́nh Ngọc

Saturday, September 8, 2012 12:19 AM

From:

To: diendandantoc@yahoogroups.com

Cc: <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>, "Colleen Ha" <colleenha@yahoo.com>, bacaytruc@gmail.com...

 

... Con thuyền miền Nam lúc đó (từ 7-1954) sóng gió ba đào, ai nh́n thấy cũng phải sợ rằng khg qua được vài con trăng là sẽ sụm. Bọn xôi thịt đảng phái toàn một th lăm le nhảy vào tranh phần (như bọn Caravelle), hầu hết là một bọn chó chết, như Bảy Viễn vẫn mở Kim Chung Đại thế giới có b́nh khang, bài bạc lấy xâu y như mafia New York để nuôi đàn em và đóng sở hụi cho quan chức có máu mặt. Dân đă nghèo lại vào Kim Chung càng nghèo hơn. (Những Thủ tướng của Bảo Đại, tay sai thực dân phong kiến: Nguyễn văn Tâm, Trần văn Hữu ...quá thối nát và và vô chính trị đều đă có thời gian thử lửa, nhưng đều thất bại. Chính bởi vậy [nên] cuộc "cách mạng tháng 8" và "giải phóng" của Hồ mới được chào đón như một liều thuốc hồi sinh mà khg mấy người VN khg bị hút vào). Bảy Viễn lại c̣n hứa với Bảo Đại sẽ chia phần khá nếu Bảo Đại truất phế ông Diệm đi để y (hay ngưới phe cánh của y) lên làm Thủ tướng. V́ vậy BĐ làm lệnh triệu ông Ngô sang, rồi cất chức để ông bể mặt. Nhưng ông đă suy tính và nhiều người can khg cho ông đi v́ đi là khg có ngày về...

... Đây là những thực tế đă xẩy ra thời đó, lúc tôi đă truởng thành và biết suy nghĩ để nói theo lương tri và sự công b́nh tối thiểu.

GS Bút Xuân Trần Đ́nh Ngọc

 

Trở lên

LÊ XUÂN NHUẬN