MỒNG MỘT TẾT MẬU THÂN

LÀ NGÀY NÀO DƯƠNG-LỊCH?

 

 

        Trong bài “Pleiku, Tết Mậu-Thân”, Lê Xuân Nhuận viết:

        “[sáng Mồng Một Tết Mậu-Thân], tôi đến gặp Trung-Tướng Vĩnh-Lộc, Tư-Lệnh Quân-Đoàn II/Vùng II Chiến-Thuật, tại tư-dinh của ông ở giữa Thị-Xă Pleiku, để báo-cáo về việc mất liên-lạc với Trung-Tá Cao Văn Khanh [Giám-Đốc Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II Chiến-Thuật].

        Tướng Lộc bảo tôi:

        – Anh là Trưởng Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt của Vùng, tôi ra lệnh cho anh phải đích-thân dùng mọi cách để t́m cho ra trung-tá Giám-Đốc của các anh.”

*

        Sau đó, vi-hữu SONNY PHAM spham234@gmail.com đă đăng lên một số diễn-đàn liên-mạng bài-viết dưới đây:

   

From: SONNY PHAM <spham234@gmail.com>
To:
Sent: Tuesday, August 14, 2012 11:23 PM
Subject: (hồi-kư) PLEIKU, TẾT MẬU THÂN

 

Chi tiết quan trọng: 

Trung Tướng Vĩnh Lộc về Sài G̣n ăn tết với bà CS Minh Hiếu và Gia Đ́nh trong dịp tết Mậu Thân và kẹt tại Sai G̣n trong 3 ngày Tết không về được Pleiku để chỉ huy trong thời gian
dầu sôi lửa Bỏng.
Điều này làm cho các Cố Vấn Hoa Kỳ và Đồng Minh than phiền với TT Nguyễn Văn Thiệu, sau đó, Trung Tướng Vĩnh Lộc phải đổi
job với Trung Tưóng Lữ Lan. Tướng Lữ Lan rời Truờng Cao Đẳng Quốc Pḥng về làm Tư Lệnh Vùng II, và Tướng Vĩnh Lộc về làm CHT Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng.

Sonny Phạm
 

 

*

        

        Bài của SONNY PHAM đă mở đầu cho một loạt nhiều emails “phê-b́nh” Lê Xuân Nhuận.

 

        Tôi sẽ lần-lượt trả lời từng điểm một, để chứng-minh là hồi-kư của tôi đă được tôi viết đúng với Sự Thật (bản tin của SONNY PHAM từ đâu mà ra, t́nh-h́nh thật-sự của Thị-Xă Pleiku trong vụ VC tấn-công Tết Mậu-Thân 1968, ai/cơ-quan/đơn-vị nào có công, v.v... và tổng-kết trong bài “Trung-Tướng Vĩnh Lộc và Tôi”. Xin quư vị vui ḷng chờ-đợi (v́ già nên viết chậm, nhưng “chậm” mà “chắc”).

 

        Lần nầy, xin tŕnh-bày về điểm: Ngày Mồng Một Tết Âm-Lịch Mậu-Thân ngày nào tính theo Dương-Lịch?

        Sở-dĩ phải t́m ngày dương-lịch 1968 của Tết âm-lịch Mậu-Thân, là v́ tôi đọc được trong website của cố Thiếu-Tướng Nguyễn Văn Hiếu (do ông Nguyễn Tín thực-hiện) một bài-viết như sau:

          

 

http://nguyentin.tripod.com/vloc-u.htm

 

Tết Mậu Thân tại Pleiku

Mặc dù đă được báo trước nguy cơ sắp xảy đến, Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Trung Tướng Vĩnh Lộc, vẫn rời bỏ nhiệm sở trước Tết để ăn tết long trọng tại Sài G̣n...

Sau 9 giờ sáng ngày thứ ba 30/01, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 bay từ Saigon trở về Pleiku trên chiếc máy bay riêng...

Ông trực chỉ tới trung tâm thành phố đang ch́m ngập trong khói lửa khởi sự điều động một trung đội tảo thanh các đơn vị Cộng Sản trong vùng quanh biệt thự chánh thức của ông.

 

Một chập sau, Đại Tá J.W. Barnes, trưởng toán liên lạc Mỹ tại Quân Đoàn 2 cho người bắn tiếng mời ông về bản doanh v́ cần ông có mặt để giải quyết các vấn đề chung liên quan đến các chiến trận đang tiếp diễn trong Vùng Chiến Thuật 2. Tướng Lộc quay sang quát tháo viên sứ giả Mỹ bằng tiếng Anh rằng Tổng Thống Thiệu đă đích thân ra lệnh cho ông phải bằng mọi giá giữ lấy Pleiku, và ông không thuộc hạng để cho người Mỹ sai khiến.

Một lúc sau, Tướng Lộc đi xe về bản doanh nằm trên đồi, có xe jeep hộ tống đi trước. Ông tiến vào ṭa nhà mặt mày giận dữ tím ngắt và gặp Đại Tá Barnes. "Tôi không phải một trung sĩ Mỹ, tôi là Tướng Tự Lệnh Quân Đoàn 2", ông la hết lớn tiếng. Ông giận dữ lấy nắm tay đập lủng qua tấm bảng ngăn pḥng và chạy lên văn pḥng trên lầu, rồi lại chạy trở lại xuống và lại xài xể ông Barnes. Sau đó, ông không thèm nói chuyện với ông Barnes và quay mặt đi chỗ khác mỗi khi nh́n thấy ông Barnes. Mặc dù có thể phương hại tới t́nh h́nh chiến sự nghiêm trọng trong thời kỳ này, giới chỉ huy quân sự Mỹ vẫn giữ lập trường bênh Đại Tá Barnes và không thuyển chuyển ông đi nơi khác, và nhấn mạnh là ông đă hành sử đúng khi cho gọi tư lệnh quân đoàn trở về bản doanh. Một tháng sau Tết, Tướng Lộc bị đưa ra khỏi Quân Đoàn 2 và bổ nhiệm làm chỉ huy truởng Đại Học Quốc Pḥng Quốc Gia.

Don Oberdorfen
Tết! (1971)

 

 

 

        Tôi t́m hiểu, được biết tác-giả Don Oberdorfer (không phải Oberdorfen) là phóng-viên báo The Washington Post của Mỹ; tác-phẩm đầu tay của ông là “Hué!” do Doubleday xuất-bản năm 1971.

 

        Căn-cứ vào bài-viết này, có mấy người bạn đă “bấm” riêng với tôi rằng ngày Thứ Ba 30-1-1968 là ngày Mồng Hai Tết âm-lịch Mậu-Thân, ngày đó Trung-Tướng Vĩnh Lộc mới trở về Pleiku (chứ không phải là ngày Mồng Một Tết mà tôi đă đến gặp ông).

 

        Tôi lên Internet tham-khảo hằng chục tài-liệu về ngày âm/dương-lịch đối-chiếu trên Mạng th́ thấy quả thật ngày Mồng Một Tết là ngày Thứ Hai 29/1, tức ngày Thứ Ba 30/1 là ngày Mồng Hai Tết.

        Thí-dụ các website sau đây:

  

http://www.thoigian.com.vn/?mPage=D319680130 http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/

http://www.petalia.org/amlich.htm

http://thanhcavietnam.net/calendar/index.html?yy=1968&mm=1

http://huyenbi.net/doi_am_duong_lich

http://www.blogphongthuy.com/?tag=tra-l%E1%BB%8Bch-am-d%C6%B0%C6%A1ng-2012

http://www.blogphongthuy.com/?p=3249

http://www.blogphongthuy.com/?p=3251

http://www.tto.vn/Lich-Am-Duong/Default.aspx

http://phongthuy.vietaa.com/?q=solar2lunar

v.v...


 

 

        Nhưng tôi th́ không thể nào quên được việc làm của chính ḿnh mà tôi kể lại trong hồi-kư.

        

        Tôi liền lục lại “kho” tài-liệu tham-khảo cá-nhân của tôi th́ t́m thấy một địa-chỉ website âm/dương-lịch đối-chiếu, là tác-phẩm của Ông Hồ Ngọc Đức, theo đó th́, bề ngoài, ngày Thứ Ba 30/1 cũng là ngày Mồng Hai Tết:

    

 

 

        Thế nhưng, đọc kỹ tài-liệu nghiên-cứu lịch-sử rất công-phu và các hướng-dẫn chi-tiết rơ-ràng về Lịch Cũ, Lịch Mới, Lịch Trung-Hoa, Lịch Việt-Nam (Việt-Nam Cộng-Ḥa ở Miền Nam, Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Ḥa ở Miền Bắc) của Ông Hồ Ngọc Đức, th́ tôi t́m ra Sự Thật.

        Chỉ cần nhắp con chuột một cái trên chính cái ngày tháng liên-hệ, th́ tôi t́m ra điều ḿnh muốn biết.

        Tôi nhắp con chuột trên ngày 29/1 hoặc 30/1 th́ thấy:

 

 

 

        Kết-luận:

        Lịch dùng tại Miền Nam (VNCH), vào thời-điểm đó, th́ giống với lịch Trung-Quốc. Mà theo lịch Trung-Quốc th́ ngày Thứ Ba 30/1/1968 là ngày 1/1 âm-lịch tức Mồng Một Tết Mậu-Thân.

 

        Muốn cho chắc hơn, tôi tra t́m các sách vở trong “kho” tài-liệu lưu-chiếu của ḿnh, th́ t́m thấy:

        Cuốn sách “Thảm Sát Mậu Thân Ở Huế (The ’68 Massacre at Hué)”, tuyển tập - tài liệu (Documentation) do Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại xuất bản năm 1999, là một dẫn-chứng.

       

        Trong bài “Tấn Công Mậu Thân: Toan Tính của Hoa Kỳ và Cộng Sản Hà Nội”, ở trang 13, tác-giả Cao Thế Dung đă viết:

        “Đêm giao-thừa Tết Mậu Thân nhằm vào ngày 29 rạng 30 tháng 01 năm 1968...”

 

        Trong bài “Gặp LM Giuse Lê Văn Hộ lần Cuối trước khi Ngài bị Việt Cộng Chôn Sống”, ở trang 180, tác-giả Nguyễn Lư Tưởng đă viết:

        “Sáng mồng một Tết Mậu Thân (30-01-1968), tất cả mọi người đến nhà thờ dâng lễ tạ ơn đầu năm...”

 

        Chừng đó là đă rơ-ràng: Ngày 30-01-1968 là ngày Mồng Một Tết Mậu-Thân, và tôi đă đến gặp Trung-Tướng Vĩnh Lộc vào sáng hôm ấy, tức là Trung-Tướng Vĩnh Lộc đă có mặt tại Thị-Xă Pleiku vào sáng ngày Mồng Một Tết (không có vấn-đề ông bị kẹt lại tại Saigon suốt trong 3 ngày Tết).

 

*

        Vấn-đề c̣n lại là:

        Tôi (Lê Xuân Nhuận) đă đến gặp Trung-Tướng Vĩnh Lộc trong hoàn-cảnh/theo thủ-tục nào?

 

        Đây là một câu chuyện hơi dài, tôi sẽ kể lại trong bài “Trung-Tướng Vĩnh Lộc và Tôi”.

        Nói chung là tại Vùng II, tôi đă làm việc trực-tiếp với các Trung-Tướng Tư-Lệnh Vĩnh Lộc, Lữ Lan, Ngô Du, Nguyễn Văn Toàn (chỉ có Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là không, v́ thời-gian đó tôi đă ra coi Ngành Đặc-Biệt Vùng I rồi).

        Riêng về Trung-Tướng Vĩnh Lộc th́ tôi đă làm việc trực-tiếp với ông ngay từ khi ông c̣n là chuẩn-tướng, mới đến nhậm-chức tại Vùng II Chiến-Thuật/Quân-Đoàn II trong tuần-lễ đầu. Tại Pleiku, tôi đă làm việc trực-tiếp với ông nhiều lần trước đó, ít nhất là 2 lần tại tư-dinh của Tư-Lệnh (Xin xem bài “Trung-Tướng Vĩnh Lộc và Tôi”).

*

        Trách-vụ và cương-vị của tôi là người đứng đầu của Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt cấp Vùng/Quân-Khu.

        Ngoài việc coi ngó các Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt tại 13 Tỉnh/Thị thuộc-quyền, thỉnh-thoảng hành-sử với tư-cách xử-lư, phụ-tá, hoặc đại-diện Giám-Đốc, c̣n th́ thường-xuyên tôi phối-hợp công-tác với Quân-Khu nói chung, nói riêng là với các vị Trưởng Pḥng 2, Chánh Sở An-Ninh Quân-Đội, đôi khi với Trưởng Pḥng 3, và các vị chỉ-huy-trưởng khác, v.v... ở cấp Vùng/Quân-Khu.

        Bài này viết về Vùng II Chiến-Thuật/Quân-Đoàn II nên xin tóm-tắt vài điểm:

 

        Tham-Mưu-Trưởng Quân-Đoàn II lúc đó là Đại-Tá (sau này là Chuẩn-Tướng) Lê Trung Tường.

        Tôi không những chỉ gặp ông trong các buổi họp chính-thức, mà c̣n tại tư-thất/cư-xá của ông, có khi lúc ông và các đại-tá khác (như Đại-Tá Nguyễn Ngọc Khôi [về sau ra làm Thị-Trưởng Đà-Nẵng]) đang cùng nhau đánh bạc chơi. Lần thảo-luận (đúng ra là tranh-luận gay-gắt) giữa ông và tôi là về việc thành-lập tổ-chức ICEX (Intelligence Coordination and Exploitation), bước đầu của Chương Tŕnh “Phụng Hoàng” (Phoenix), do các ông AlmyChipman (Trưởng và Phó Chi-Nhánh CIA Vùng II) từ Nha-Trang lên, họp với các giới-chức quân và dân-chính, mà Trung-Tướng Vĩnh Lộc cử Đại-Tá Tham-Mưu-Trưởng đại-diện (phía Quân-Đoàn II chống lại Kế-Hoạch này).

        (Tôi đă kể lại vụ này trong cuốn “Cảnh-Sát-Hóa, Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa” trong Chương “Phối-Hợp, Khai-Dụng Sản-Phẩm T́nh-Báo (ICEX)” (trang 374-76) trước Chương “Kế Hoạch Phụng Hoàng” ở các trang 377-96.)

        

        Vào dịp khánh-thành trụ-sở Nha CSQG Vùng II tại Pleiku, v́ Trung-Tướng Tư-Lệnh Vĩnh Lộc trước kia “kỵ” Trung-Tá (về sau là Chuẩn-Tướng) Tổng-Giám-Đốc Trần Văn Hai, là 2 vị mà Trung-Tá tân-Giám-Đốc CSQG Cao Văn Khanh mời đồng chủ-tọa, tôi phải đến năn-nỉ xin Đại-Tá Lê Trung Tường bỏ qua mọi chuyện mà đại-diện Quân-Đoàn qua dự, buổi lễ ấy mới trôi tṛn.

 

        Trưởng Pḥng II Quân-Đoàn II lúc đó là Đại-Tá Ngô Tấn Nghĩa, một “tay tổ” về t́nh-báo. V́ tôi làm việc đàng-hoàng nên đă chiếm được cảm-t́nh của ông.

        Đại-Tá Ngô Tấn Nghĩa đă tin-cậy tôi, kể chuyện với tôi về thời-gian cũ ông làm Quận-Trưởng/Chi-Khu-Trưởng, biết rơ về tổ-chức và hoạt-động VC ở hạ-tầng cơ-sở, cho tôi xem một số bản thảo của ông, trong đó có kế-hoạch/chiến-thuật “ḿn bẩy” mà sau đó, khi về làm Tỉnh-Trưởng/Tiểu-Khu-Trưởng B́nh-Thuận, ông đă thực-hiện thành-công tuyệt-vời.

        Thời-gian tôi làm việc bên Phủ Đặc-Ủy Trung-Ương T́nh-Báo, tôi có quen-biết một số vị, trong đó có một Phó Đốc-Sự, là Chỉ-Huy-Trưởng Đội Khảo-Cứu Địa-Lư Miền Nam Trung-Nguyên Trung-Phần (thuộc Cơ-quan SOC [Special Operations Corps= Đoàn Công-Tác Đặc-Biệt], không phải là “Special Operations Command” là một đơn-vị lớn của Quân-Lực Hoa-Kỳ), coi về t́nh-báo chiến-lược tại 5 Tỉnh và 1 Thị-Xă biệt-lập dọc theo Duyên-Hải Miền Trung. Anh Nguyễn Văn X ấy bị động-viên, ra Thiếu-Úy, được phân-bổ đến Quân-Đoàn II. Tôi đă xin, và đă được Đại-Tá Ngô Tấn Nghĩa chấp-thuận, kéo anh ấy về ngành Quân-Báo, để khỏi phải ra đơn-vị chiến-đấu.

 

        Viên đại-tá Chỉ-Huy-Trưởng Quân-Cảnh của Sư-Đoàn 4 Bộ-Binh Hoa-Kỳ (Sư-Đoàn Quân-Cảnh Mỹ ấy coi cả quân-báo lẫn phản-t́nh-báo) đóng tại Hàm Rồng, thường liên-lạc với tôi, mời tôi vào Sư-Đoàn-Bộ, kể cả để dự party. Tôi đă can-thiệp để họ nhận một nhân-viên Cảnh-Sát thuộc Ty Pleiku, đi chung trên mỗi xe Jeep Quân-Cảnh (MP) Mỹ, tuần-tiễu trên đường Quốc-Lộ 14 phía Nam và Bắc Pleiku, và trên Quốc-Lộ 19, về Quận Lệ-Trung, Đèo Mang Yang, lên Quận Lệ-Thanh (Thanh-An), để phối-hợp công-tác và bảo-vệ thường-dân.

 

        V́ trụ-sở Nha CSQG Vùng II ở bên trái Quốc-Lộ 14, nên được xem là một cứ-điểm an-ninh ṿng ngoài (an-ninh xa) mặt Tây Nam của lực-lượng ĐPQ bảo-vệ BTL/Quân-Đoàn II (Trại Pleime), Phi-Trường Cù Hanh, nơi trú-đóng của Bộ Tư-Lệnh Sư-Đoàn 6 Không-Quân, gần phi-trường quân-sự Holloway của Mỹ (đều ở bên phải quốc-lộ ấy), nên tôi thường tiếp-xúc (kể cả gặp riêng với) Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn Địa-Phương-Quân liên-hệ, Thiếu-Tá (về sau là Trung-Tá) Bảo Nghê.

 

        Tỉnh-Trưởng/Tiểu-Khu-Trưởng Pleiku, cả 2 đời là người Thượng, vị trước là Trung-Tá Nay Lor, vị sau này là Đại-Tá Ya Ba (có tên Việt-Nam là Trương Sơn Bá).

        Các nhà thầu từ Sài-G̣n lên, đă lập nên một Khu Giải-Trí quy-mô (nhậu, nhảy, tắm hơi, đánh bạc, buôn bán lậu hàng PX, và nhất là gái) giữa thị-xă và căn-cứ Sư-Đoàn 4 Bộ-Binh Hoa-Kỳ, nhưng chỉ nhờ-vă Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu Pleiku, nên khi khai-trương th́ các sĩ-quan Quân-Đoàn không đến, khiến các sĩ-quan Sư-Đoàn Mỹ cũng không đến, nên lính Mỹ (khách hàng chủ-yếu) ít đến, phải thất-bại...

 

        Chỉ kể sơ-sơ như thế để thấy rằng tôi, là Trưởng Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt cấp Vùng, mà Cấp Trên ra lệnh dời trụ-sở từ Ban-Mê-Thuột lên, ở gần bên cạnh để tiện phối-hợp về mặt an-ninh, t́nh-báo, phản-gián, với các cấp chỉ-huy quân-sự liên-hệ, ở cấp Quân-Đoàn (và Sư-Đoàn) Việt-Nam Cộng-ḤaHoa-Kỳ. Nhưng chúng tôi có vai tṛ tham-mưu nhiều hơn tác-chiến (dù dưới quyền có một bộ-phận Đặc-Nhiệm cũng đi hành-quân), và lại mặc dân-phục, nên đa-số đồng-bào và quân-nhân ít biết đến chúng tôi (chỉ biết Cảnh-Sát Quốc-Gia qua h́nh-ảnh các cảnh-nhân sắc-phục cấp Tỉnh sở-tại dọc đường mà thôi).

        Tuy nhiên tôi vẫn có gặp, quen biết (ngoài Tiểu-Khu-Trưởng và mấy sĩ-quan ở Tiểu-Khu) một số sĩ-quan các đơn-vị đồn-trú tại địa-phương Pleiku, thí-dụ Thiếu-Tá Toán, Thiếu-Tá Vương Mộng Long (nhà văn) hồi đó ở Tiểu-Đoàn 82 Biệt-Động-Quân...

*

        Trở lại câu chuyện tôi gặp Trung-Tướng Vĩnh Lộc tại tư-dinh của ông vào sáng ngày Mồng Một Tết Mậu-Thân:

        Tôi viết ngắn gọn: “Sáng Mồng Một Tết Mậu-Thân...”.

        Thật ra, từ khi trời sáng cho đến khi tôi gặp Trung-Tướng Vĩnh Lộc, tiến-tŕnh sự-việc xảy ra qua nhiều “giai-đoạn” cụ-thể như thế này:

 

        Từ khuya, nghe tiếng súng nổ dồn-dập, biết là có biến, tôi đă dùng cả máy điện-thoại lẫn máy vô-tuyến của Cảnh-Sát mà gọi Trung-Tá Cao Văn Khanh (Giám-Đốc CSQG Vùng II). Không nghe trả lời, tôi gọi tổng-đài của Nha, nhờ dùng máy điện-thoại quân-sự liên-lạc với Trung-Tâm Hành-Quân của Quân-Đoàn, đồng-thời dùng máy vô-tuyến gọi Biên-Tập-Viên Nguyễn Văn Độ là Phụ-Tá của tôi, và cho xe đi t́m và chở đến nhà tôi một số nhân-viên Hoạt-Vụ, chừng mươi người. Tết, nghỉ Tết, mà huy-động thuộc-viên như thế th́ nhanh lắm cũng mất cả tiếng đồng-hồ.

 

        Tôi cho Đặc-Nhiệm đi do thám t́nh-h́nh, biết rơ đụng độ ở khu-vục tư-thất Trung-Tá Khanh và mấy khu-vực lân-cận, xong xây thêm các ụ cát ở trước nhà tôi, trên Đường Hai Bà Trưng. Mọi người đều chong mắt thức, sẵn-sàng. Rồi mệt-mỏi quá, anh em thay phiên nhau ngủ ngồi tại chỗ.

        Sáng ra, khi mọi người đều dậy cả, th́ phải thay nhau đi rửa mặt, ăn sáng, một số lên Nha lấy thêm vũ-khí, và những ai sẽ theo xe tôi và xe của Nguyễn Văn Độ th́ về nhà mặc sắc-phục (áo trắng ngắn tay, quần dài xám xanh).

        Tôi hướng-dẫn, chạy lên Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn. Khi được biết không có Trung-Tướng Vĩnh Lộc ở đó, hai xe chúng tôi mới chạy về tư-dinh của ông.

 

        Khi Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II Chiến-Thuật mới dời lên đây, trước ngày bầu-cử Tổng-Thống 03-09-1967, Giám-Đốc là Quận-Trưởng Nguyễn Bính, dân-sự, đă cùng tôi đến báo-cáo t́nh-h́nh chính-trị & dân-t́nh toàn Vùng lên Trung-Tướng Vĩnh Lộc, vào một buổi tối, tại tư-dinh của ông. Tất-nhiên tôi là người thảo báo-cáo, lập đồ-biểu, và đứng ra tŕnh-dẫn các chi-tiết trên sơ-đồ.

        Sau khi Trung-Tá Cao Văn Khanh, quân-nhân, đến thay Quận-Trưởng Nguyễn Bính xong, ông cũng cùng tôi đến báo-cáo lên Tư-Lệnh Vùng t́nh-h́nh nội-bộ CSQG dưới quyền giám-đốc mới, cũng tại tư-dinh vào một buổi tối, mới cách đây không lâu. 

 

        Cho nên việc tôi đến đó đă được các quân-nhân hành-sự tại chỗ nhận biết dễ-dàng.

        Và dù có cấp-tốc đến mấy, khi đến được nơi đây th́ (tôi không nhớ chắc giờ nào, nhưng) cũng đă vào khoảng sau 10 giờ sáng rồi.

 

        Kết-quả là tôi đă gặp được Trung-Tướng Vĩnh-Lộc, như tôi đă viết trong bài “Pleiku, Tết Mậu Thân”.

        Trung-Tướng Vĩnh Lộc đă thật-sự có mặt tại tư-dinh Tư-Lệnh vào sáng ngày Mồng Một Tết Mậu-Thân (30-01-1968), chứ không kẹt tại Sai G̣n trong 3 ngày Tết không về được Pleiku như mấy người khác đă viết.

 

        (Mời xem bài “Trung-Tướng Vĩnh Lộc và Tôi” với nhiều tin-tức và chi-tiết hơn.)

 

LÊ XUÂN NHUẬN

 

Về cổng chính