DỰ-ÁN EDAP ENĂNG

 

 

        HỒI đó, sau vụ Mậu-Thân 1968, cơ-quan Viện-Trợ Kinh-Tế Hoa-Kỳ đứng ra yểm-trợ toàn-diện cho một dự-án gọi là Edap Enăng, tiếng Thượng Djarai có nghĩa tương-tự như là khai-hoang lập-ấp hoặc xây-dựng nông-thôn.

 

        Có lẽ là mới thí-nghiệm nên Dự-Án này chỉ được áp-dụng cho Quận Thanh-An thuộc Tỉnh Pleiku, và cho người Thượng mà thôi.

 

        Đại-khái, tất cả người Thượng sinh sống rải-rác các nơi, nhất là các Ấp, các Xă thuộc Quận Thanh-An, đều được tập-trung lại tại một chỗ, như một trung-tâm định-cư, trên một ngọn đồi, có rào thép gai xung quanh; bên trong có nhiều dăy nhà khung gỗ mái tôn, có một Văn-Pḥng điều-hành, có Pḥng Thông-Tin, có lớp dạy chữ, có lớp dạy nghề, có Trạm Y-Tế, có cḥi an-ninh, có bồn trồng hoa, có vườn trồng chuối, có lồng nuôi gà, có chuồng nuôi heo, có giếng, có kho, v.v... tương-tự một Ấp Chiến-Lược dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Ḥa mà mở rộng hơn.

 

        Phụ-trách Dự-Án Edap Enăng là một Hội-Đồng, gồm có Tỉnh-Trưởng Pleiku, Quận-Trưởng Thanh-An, và các Trưởng Ty liên-hệ – Hành-Chánh, Tài-Chánh, Kinh-Tế, Xă-Hội, Thông-Tin, Giáo-Dục, Y-Tế, Canh-Nông, Cảnh-Sát Quốc-Gia, v.v... – do Ty Xă-Hội đứng ra tiếp-nhận các thứ của Mỹ cấp-phát, và của nhà-thầu giao hàng.

 

        DỰ-ÁN mới được thực-hiện một thời-gian ngắn th́ bị phát-hiện là có trục-trặc trong việc điều-hành, không đem lại những kết-quả như đă dự-trù.

 

        Trung-Ương ra lệnh điều-tra. 

        Trung-tướng Lữ Lan, Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và Vùng II Chiến-Thuật, ủy cho Phụ-Tá Hành-Chánh của ḿnh lập một Ủy-Ban đến ngay tại chỗ soát xét t́nh-h́nh.

 

        Hồi đó chức-vụ Đại-Biểu Chính-Phủ cấp Vùng không c̣n, và chính viên Tư-Lệnh Vùng mặc-nhiêm kiêm-nhiệm; nhưng v́ Tư-Lệnh nặng về quân-vụ nên có một viên Phụ-Tá giúp về Hành-Chánh tức là coi ngó các ngành dân-sự trong Vùng.

        Phụ-Tá Hành-Chánh của Trung-Tướng Lữ Lan hồi đó là cụ Cao Xuân Thiệu, một công-chức cao-cấp thâm-niên, một trong số ít nhân-vật tên-tuổi và uy-tín của Bộ Nội-Vụ thời bấy giờ.

 

        Cụ Thiệu chọn tôi, đại-diện Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II, làm phụ-tá cho cụ để cùng điều-tra vụ này.  

 

        Đương-nhiên tôi đến tại chỗ quan-sát t́nh-h́nh chung, trước khi cùng cụ chính-thức đến kiểm-sát mọi sự.

 

        Mặc dù chúng tôi đă có báo trước để các giới-chức liên-quan chuẩn-bị hồ-sơ cũng như hiện-trường, nhưng khi chúng tôi đến nơi th́ chỉ nh́n qua là đă thấy ngay khiếm-khuyết dẫy đầy.

 

        Trước tiên, Quận-Trưởng và các Trưởng-Ty – đa-số chỉ là đại-diện – tŕnh-bày công-tác của họ đă làm. 

        Ty nào cũng đă chu-toàn nhiệm-vụ của ḿnh, có đủ báo-cáo, thống-kê, danh-sách, biên-nhận, v.v...

        Trong số hội-viên Hội-Đồng Điều-Hành Edap Enăng, nổi bật là viên đại-diện của Ty Xă-Hội, một Phó Trưởng-Ty trẻ-trung, có bằng cử-nhân, đă học Quốc-Gia Hành-Chánh, tên [tôi nhớ không chắc, là] Nguyễn Văn Tham, là người trực-tiếp và thực-sự chỉ-huy mọi việc ở đây.

 

        Tiếp theo, tôi hướng-dẫn cụ Thiệu đi thăm từng khu, tiếp-xúc với một số dân sinh-sống trong trung-tâm này.

 

        Chúng tôi trông thấy những người lớn dơ-bẩn, những trẻ thơ ốm-đau, những con heo gầy nhom chạy rông, những thân chuối trụi lá, những gốc cam héo tàn... 

        Tôi bèn đề-nghị với cụ bảo các viên-chức liên-hệ đừng tháp-tùng theo chúng tôi, để chúng tôi được tự-do t́m hiểu sự thật hơn.) 

*

          Kinh-nghiệm của tôi:  Vào khoảng cuối năm 1960, tôi đă có dịp từ Buôn Ma-Thuột xuống Quận Kiến-Đức của Tỉnh Quảng-Đức, điều-tra một vụ lem-nhem gần khu canh-tác Đồng Công.  (Xem: Ấp Chiến-Lược)

        Nguyên do Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm muốn lập nhiều Khu Dinh-Điền và Khu Trù-Mật dọc theo Cao-Nguyên để dân-cư-hóa các vùng núi rừng, tạo thế chiến-lược thu hẹp hoạt-vực của địch, nên TT đă đích-thân bay quan-sát quanh vùng, rồi chỉ tay xuống các chỗ ông chọn để các nhân-vật tháp-tùng ghi vào bản đồ.  Rồi v́ lầm-lẫn (?) nên khu-vực nầy được chọn, nhằm rừng gỗ quư – cẩm-lai, trắc, gụ – và v́ vô-t́nh (?) được giao cho vài nhà-thầu, để họ vừa lănh tiền thầu khai-hoang, vừa khai-thác được kho-tàng lâm-sản đắt giá bội phần.

        Tôi không động đến chuyện đó – v́ động không đến – nên chỉ chiếu-cố các cấp thấp hơn, từ Tỉnh xuống Quận, các Ty, v.v...

 

        Viện-Trợ Kinh-Tế Hoa Kỳ, qua Phủ Tổng-Ủy Dinh-Điền, cung-cấp mọi thứ cho mọi người dân liên-quan; thế nhưng, bắt đồng-bào Thượng đi đốn cây rừng về làm sườn nhà, hàng rào, cho ăn chút chút mà tính nào là tiền gỗ, nào là tiền công; lập thẻ căn-cước cho họ cũng bắt họ trả tiền ảnh; gạo, dầu, đường, muối, v.v... chặn đầu, xén đuôi...

 

        BÂY giờ, cảnh cũ cũng lại tái-diễn đối với đồng-bào sơn-lâm ở đây.

*

        Cụ Cao-Xuân-Thiệu giao tôi công-tác điều-tra chi-tiết.

        Phỏng-vấn riêng lẻ từng người, cũng như đối-chiếu những điều ghi-nhận với các chứng-tích rơ-ràng, trong suốt ba ngày, tôi đă thu-tóm được một thực-trạng tệ-hại quá sức tưởng-tượng của ḿnh.

*

          Đàn-bà trẻ-con đều có kư nhận mỗi người một món:  cuốc, xẻng, thuổng, cào, dao, rựa, mác, liềm, búa, ḱm, soon, chảo, nồi, niêu, bát, đĩa, nĩa, th́a, v.v... có món gồm nhiều cỡ loại khác nhau – thí-dụ: cuốc bàn, cuốc chim, cuốc chĩa; bát lớn, tô vừa, chén con – nhưng rồi hầu hết đă bị lấy đi; thực-phẩm cân ky, tính lon hay chai, người Thượng không biết cách đếm, không hưởng đúng mức khẩu-phần; đồ hộp, sữa bột, thuốc tây, v.v... không dùng mà hao quá nhiều. 

Xi-măng và tôn không biết dùng vào việc ǵ mà vẫn xuất-kho, mặc dù nền+mái đều đă hoàn-thành...

 

        Quan-trọng hơn hết là cách phối-hợp giữa các cơ-quan: lỗ chưa đào xong th́ đợt chuối-giống đă được đưa đến, nằm phơi bên rào; chuồng chưa cất xong th́ lứa heo-giống đă được đưa đến, thả chạy quanh sân; và cây chuối-giống trở thành thức ăn cho heo.

        Nhân+quả cứ thế mà gây dây chuyền trong nhiều lănh-vực khác nhau.

 

        Trách-nhiệm lớn nhất hiển-nhiên thuộc về Trưởng Ban Điều-Hành Trung-Tâm, là Nguyễn Văn Tham.

*  

        Cụ Cao-Xuân-Thiệu quyết-định mở một cuộc họp liên-Ngành, để tôi đúc-kết kết-quả điều-tra, rồi nghe Tham tự biện-hộ, xong lấy biểu-quyết đề-nghị biện-pháp tŕnh lên Tư-Lệnh Vùng II.

 

        Cuộc họp diễn ra tại pḥng-khách Khu Văng-Lai của Ṭa Hành-Chánh Tỉnh Pleiku.

 

        Sau khi nghe bản báo-cáo, Tham được yêu-cầu phát-biểu ư-kiến của ḿnh.

        Và, như một nhà hùng-biện, anh đă dơng-dạc trả lời, đại-khái như sau:

 

        Kính thưa Quư Vị, chúng ta đi làm, cấp trên cũng như cấp dưới mà thôi, ai cũng mong có đủ tiền để lo cho cuộc sống ḿnh.  V́ lương không đủ nên phải kiếm-chác ngoài lề.  Bây giờ th́ có thể nói, nếu không tất cả th́ cũng là một số đông, phải làm thế nào để có thêm tiền.  Khác nhau ở chỗ: người th́ qua truông, kẻ th́ bị lộ mà thôi.

        Riêng tôi, quyết chí học-hành là để làm ǵ, đậu bằng-cấp cao là để làm ǵ, lặn-lội từ Huế vào trong các Tỉnh miền Nam là để làm ǵ?  Phải đâu chỉ để trông mong vào số tiền lương khiêm-tốn của một công-chức an-phận thủ-thường!...

 

        Cụ Thiệu phải vội cắt ngang, hỏi Tham có nhận trách-nhiệm về những sai-khuyết xảy ra hay không.

        Anh gật đầu ngay.

        Các thành-viên khác xin nhường để cụ Thiệu toàn-quyền tường-tŕnh và đề-nghị lên Trên.

 

        Sau đó, cụ Cao Xuân Thiệu ḍ ư tôi:

        – Thôi th́ ḿnh chỉ gợi ư cách chức, khiển-trách có ghi hồ-sơ, thuyên-chuyển ra khỏi Vùng này cho yên; có được không, anh?

        Tôi c̣n biết nói ǵ hơn.  

 

        Tham được kỷ-luật như trên.  Và dự-án “Edap Enang” th́ ch́m xuồng, không được áp-dụng cho các Quận và Tỉnh khác trên Cao-Nguyên như dự-tính lúc đầu.

*         

        MỘT thời-gian sau, cụ Thiệu được Trung-Ương cử làm Đặc-Ủy Giám-Sát Vùng I, một chức-vụ mới, nằm ngoài quyền-hạn của viên tướng Vùng. 

        Trước khi lên đường ra Đà-Nẵng, cụ rất phấn-khởi tâm-sự với tôi:

        – Lâu nay chỉ là mài gươm, bây giờ là lúc dụng gươm đó, anh.

 

        Giám-Sát là để truy-tầm trừng-trị những kẻ gian-tham đục ruỗng guồng máy Chính-Quyền.

        Không biết ư cụ có phải là sẽ thẳng tay với bọn sâu-mọt, không c̣n nhân-hậu như đối với Nguyễn Văn Tham hay không.

 

 

GHI THÊM:

 

        Sau này, ở Mĩ, nhân đọc bài hồi-kí này của tôi, có một người từ Bang khác gọi điện-thoại đến tôi, tự giới-thiệu là Ngô Văn Vinh, con của Ô. Ngô Văn Cơ (một người bạn thân của tôi ở Huế hồi xưa).

        Ngô Văn Vinh là Đốc-Sự, Trưởng Ty Xă-Hội của Tỉnh Pleiku lúc xảy ra vụ Edap Enang.  Anh cám ơn tôi đă t́m ra các sai-trái của viên đồng-bạn Quốc-Gia Hành-Chánh Phó Trưởng-Ty đặc-trách Tị-Nạn, và không đề-cập trách-nhiệm liên-đới của anh, nên anh được xem vô-can. 

        Nhân dịp, tôi hỏi anh tên của viên Phó Ty Tị-Nạn ấy, th́ anh nói là chuyện đă cũ rồi, xin tôi bỏ qua, cứ gọi là Nguyễn  Văn Tham cũng được.

 

LÊ XUÂN NHUẬN