LÊ XUÂN NHUẬN

LƯỠNG-QUỐC ĐẠI-TÁ DỞM

 

 

I

Đại-Tá Giám-Đốc Cảnh-Sát Đặc-Biệt Vùng I

Việt-Nam Cộng-Ḥa

 

        Duy Năng là bạn thơ, đồng-thời là bạn đồng-hương Nha Trang, của tôi.  Tên thật của anh là Nguyễn Văn Trí, thiếu-tá Quân-Lực VNCH.

        Năm 2002, sau khi Nhà Xuất-Bản “Xây-Dựng” đă phát-hành cuốn sách hồi-kư thứ hai của tôi, nhan đề “Cảnh-Sát-Hoá – Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Hoà” ‒ gặp tôi tại San Jose, anh bảo tôi:

‒ Lăo Trần nghe nói anh là đại-tá, lăo ấy ức lắm.

        Tôi hỏi:  “Lăo Trần” là ai?  Anh đáp:  “Một người tôi quen, anh không biết đâu!”  Tôi lại hỏi:  “Nhưng sao lăo ức?”  Anh đáp:

        ‒ V́ lăo là trung-tá, lăo ức v́ lăo thấp kém hơn anh!

        Chúng tôi cùng cười.  Và tôi hỏi anh:

‒ Nhưng ai đă nói với lăo rằng tôi là một đại-tá?

        Duy Năng lật đi lật lại một số trang trong cuốn sách “Cảnh-Sát-Hoá” của tôi, cố gắng ḍ t́m ǵ đó mà t́m không ra, nên không trả lời câu hỏi của tôi... .

 

 

Ia

Chế-độ quân-phiệt Nguyễn Văn Thiệu

 

        Tôi chống lại việc đưa quân-nhân từ quân-lực qua cảnh-lực một cách vô-ư-thức, nhất là tổ-chức và điều-hành cảnh-lực rập khuôn theo như quân-lực, khiến Cảnh-Sát Quốc-Gia hoạt-động kém hiệu-năng, và cơ-quan an-ninh & phản-gián này không làm tṛn trách-vụ của ḿnh trong công-cuộc loại-trừ cán-bộ chính-trị của cộng-sản Việt-Nam.

        Tôi chống quân-phiệt Nguyễn Văn Thiệu chính-thức  công-khai, ít nhất và cụ-thể là bằng cách gửi bài tham-luận (của Lê Xuân Nhuận, Trưởng Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt Vùng II Chiến-Thuật, tại Nha-Trang) lên Trung-Tá Nguyễn Mâu, (hồi đó là) Trưởng Ngành Đặc-Biệt Toàn-Quốc (tôi gọi là Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương), tại thủ-đô Sài-G̣n, dưới thời cố Chuẩn-Tướng Trần Văn Hai (sau đó là cố Trung-Tướng Trần Thanh Phong).  Hồ-sơ liên-hệ lưu lại cho Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây, tân Trưởng Ngành Đặc-Biệt, và Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh, tân Tư-Lệnh CSQG.  (Cũng như hồi xưa tôi chống thực-dân Pháp  phong-kiến Bảo Đại, rồi độc-tài Ngô Đ́nh Diệm – chống chính-thức  công-khai  chống có kết/hậu-quả là bị sa-thải, bị bỏ tù, bị cất chức, bị quản-thúc, bị đày, bị trù ‒ lúc người ta c̣n quyền-lực, chứ không phải đợi đến khi người ta đă ngă ngựa rồi ḿnh mới chống!)

        Trong cuốn hồi-kư “Về Vùng Chiến-Tuyến” của tôi, tôi đă thuật rơ như trên (trang 18) và kể lại lời của Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây, theo lệnh của Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh, nói với tôi khi cử tôi ra làm Giám-Đốc Ngành Đặc-Cảnh Vùng I:  “Các anh (cảnh-nhân chuyên-nghiệp) phải nhận lấy trách-nhiệm của ḿnh.  Chúng tôi (quân-nhân biệt-phái) chỉ qua đây một thời-gian ngắn, để giúp các anh củng-cố, phát-triển; rồi một ngày kia chúng tôi sẽ trở về lại với đời quân-nhân... .” (trang 30)

*

        Sự-việc quân-nhân ào-ạt qua làm cảnh-nhân chỉ là cái cớ để tôi đặt thành vấn-đề, chứ thực ra th́ trọng-điểm của bài tham-luận của tôi là cơ-cấu tổ-chức và điều-hành của Cảnh-Sát Quốc-Gia với lần cải-tổ sau cùng vào đầu thập-niên 1970, trong đó “Cảnh-Sát Đặc-Biệt” (tức “Công-An” cũ) được gọi là “Ngành Đặc-Biệt” trong “Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia” (Cảnh-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa).  Nói chung là làm hại cho “Quốc-Gia” nếu không nói hẳn là làm lợi cho đối-phương.

        Nhưng người được xem là “cha đẻ” của Sắc-Lệnh cải-tổ CSQG lần này là đại-tá Văn Dần, là một trong mấy đại-tá quân-nhân mới qua; mà các vị này th́ đều “nể” nhau, tức là “né” nhau, không vị nào dám đụng đến vị khác, huống ǵ là tôi.

        Có vài nhân-vật bàn-luận riêng với tôi, tỏ ư hoài-nghi ông đại-tá này.

 

         Tôi nhớ hồi xưa ở Huế, vào khoảng 1948, tôi nghe Ông Đoàn Đ́nh Từ, viên-chức Công-An, lúc đứng với tôi gần cầu An-Cựu, chỉ vào hai người đàn-ông vừa đi qua cầu, nói nhỏ với tôi:  “Anh kia là Nguyễn Đ́nh Thư, thi-sĩ, có tên trong Thi Nhân Việt Nam.  Anh này là Vũ Văn Dần, giáo-viên Trường Tiểu-Học An-Cựu.  Cả hai đều là cơ-sở Việt Minh.”

        Một thời-gian sau, nhà-thơ kia đi lên chiến-khu [để gặp anh ḿnh là cán-bộ cao-cấp Nguyễn Đ́nh Thi].

         Và, hơn hai mươi năm sau, nhà-giáo này đă là Đại-Tá Vũ Văn Dần, được biệt-phái từ quân-lực qua cảnh-lực. 

         Tôi không nghi hẳn ông ấy là “người” của đối-phương, nhưng tôi thấy rơ là ông ấy không biết rơ về chức-năng của Cảnh-Sát Quốc-Gia ‒ nên mới “đẻ” ra cái Sắc-Lệnh tai-hại này.

        Tôi nhớ hồi Mỹ mới đến, quân-đội quốc-gia vốn được tổ-chức theo lối Pháp, Cố-Vấn Mỹ không cố-vấn được, nên phải tổ-chức lại theo lối Mỹ.  Cũng y như thế, bây giờ các sĩ-quan quân-sự qua chỉ-huy cảnh-sát, mà cảnh-sát vốn được tổ-chức theo lối dân-sự, cấp chỉ-huy quân-sự không chỉ-huy được, nên phải tổ-chức lại theo lối nhà binh.  Đất nước ở trong t́nh-trạng chiến-tranh, lính-tráng lấn át thường-dân, và hầu như gia-đ́nh nào cũng có thân-nhân là quân-nhân, nên cảnh-sát bị lép vế.  Đến khi cảnh-sát mà mang cấp-hiệu nhà binh, trong ngành có úy, có , có tướng, có chỉ-huy-trưởng, có tư-lệnh ‒ như ai ‒ th́ thấy rơ-ràng là cảnh-sát đă “lên hương”.

Giấc mơ của không ít người, sau này là sĩ-quan quân-nhân, là được qua làm “Chỉ-Huy-Trưởng (thay v́ Trưởng-Ty) Cảnh-Sát Quốc-Gia”.

Tôi kể cho bạn tôi nghe một chuyện sau đây:

Hôm đó, tôi theo đồng-hương đến San Francisco biểu-t́nh chống Phó Thủ-Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.  Có một “lănh-tụ chống Cộng” (anh Huỳnh Khuê) bước ra khỏi lằn giới-hạn Cảnh-Sát dành cho, nên bị Cảnh-Sát bắt đi.  Đồng-bào phản-đối, đ̣i gặp cho được viên-chức cao nhất của ngành Cảnh-Sát Hoa-Kỳ tại thành-phố này để họ trực-tiếp tranh-đấu giải-thoát cho lănh-tụ ḿnh.

Các Cảnh-Sát-Trưởng (Trưởng-Ty Cảnh-Sát) Hoa-Kỳ, đều mang 4 sao (xem như đại-tướng).  Các nhà tranh-đấu tưởng rằng Chỉ-Huy-Trưởng là “oai” hơn Trưởng-Ty.  Họ đ̣i gặp “Chỉ-Huy-Trưởng”!  Thế là có một nhân-viên Cảnh-Sát Hoa-Kỳ gốc Việt mang lon trung-sĩ đến nơi, nói bằng tiếng Việt:  “Tôi là Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát ở đây!”  Những ai tưởng “Chỉ-Huy-Trưởng” là bở [oai hơn Trưởng-Ty”] lúc đó mới thấy danh-xưng theo lối nhà-binh mà áp-dụng cho ngành Cảnh-Sát (dân-sự) th́ nó tréo cẳng ngỗng như thế nào.  

 

Dù sao, hồi đó rơ-ràng mang lon nhà-binh là cảnh-sát đă “thăng hoa”.  Nhưng, thế mới là đại-hại... cho “Quốc-Gia”.

 

 

Ib

Tôi được gọi là đại tá

 

        Tôi từ Vùng II ra Vùng I làm Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt (Cảnh-Sát Đặc-Biệt), trụ-sở đóng tại Đà-Nẵng, từ ngày 26-9-1973.

        Trong đêm trước đó, Đại-Tá Lê Trọng Đàm, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng II, có dự một bữa tiệc với một số bác-sĩ, tại Nha-Trang.  Ông rủ tôi đến chung vui.  Trong dịp đó, Đại-Tá Đàm vui-vẻ giới-thiệu với các bác-sĩ có mặt rằng tôi là “tân Giám-Đốc Công-An Miền Trung”.

        Được hỏi, ông giải-thích, đại-khái:

        Theo cơ-cấu tổ-chức mới của Cảnh-Sát Quốc-Gia, th́ Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh, Tư-Lệnh Cảnh-Lực (Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia) được xếp ngang hàng một Bộ-Trưởng; giám-đốc, chỉ-huy Cảnh-Lực một Vùng, như tôi (Đại-Tá Lê Trọng Đàm), là một Tổng-Giám-Đốc CSQG; và phụ-tá đặc-trách Cảnh-Sát Đặc-Biệt cho Tổng-Giám-Đốc CSQG cấp Vùng là Phụ-Tá Đặc-Biệt cấp Vùng, tức Trưởng Ngành Đặc-Biệt cấp Vùng, là một Giám-Đốc (mà là Giám-Đốc một Nha có nhiều Sở, chứ không phải là Giám-Đốc một Nha không có Sở như các Chỉ-Huy-Trưởng CSQG cấp Tỉnh/Thị).  Ông Lê Xuân Nhuận là Trưởng Ngành Đặc-Biệt Vùng I, tức là Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt Vùng I.  Nhưng Ngành Đặc-Biệt là Ngành Công-An, mà Vùng I là Miền Trung, nên Ông Lê Xuân Nhuận là Giám-Đốc Công-An Miền Trung.

        Tôi không nhớ hết, mặt và tên, các bác-sĩ hôm đó, v́ có vị tôi mới được gặp lần đầu.

        Khi ra Đà-Nẵng rồi, tôi mới có dịp gặp riêng Bác-Sĩ Phạm Văn Lương.

Bác-Sĩ Lương là người đem hồ-sơ tham-nhũng của phe Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu đến họp báo trước thềm Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Ḥa (sau khi chính-phủ áp-dụng biện-pháp kỷ-luật đối với một số bị tố tham-nhũng thuộc phe Phó Tổng-Thống Nguyễn Cao Kỳ); xong Phó Tổng-Thống Kỳ đích-thân lái xe đến chở Bác-Sĩ Lương vào Dinh Độc-Lập để tŕnh hồ-sơ ấy lên Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu.

 Đà-NẵngQuảng-Nam, Bác-Sĩ Phạm Văn Lương có hoạt-động chính-trị và xă-hội.  Về mặt chính-trị, ông thiên về phe cựu Phó Tổng-Thống Nguyễn Cao Kỳ, đối-lập với Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu.  Trách-vụ của tôi đ̣i hỏi phải nhắc-nhở thuộc-cấp cho nhân-viên theo-dơi viên bác-sĩ này.

Bác-Sĩ Lương có mở một viện bảo-sanh đối-diện nhà tôi tại đường Lê Lợi, góc Quang Trung.  Bà vợ của một trong các cố-vấn CIA của tôi có thai đến ngày khai-hoa, muốn sinh con ra tại đây để lấy quốc-tịch Việt-Nam làm kỷ-niệm; nhưng đến bảo-sanh-viện của Bác-Sĩ Lương th́ gặp khó-khăn nên giữa đêm khuya ông chồng phải gọi phi-cơ đưa bà vợ qua Phi-Luật-Tân.

Không biết Bác-Sĩ Lương có dự bữa tiệc nói trên với Đại-Tá Lê Trọng-Đàm tại Nha-Trang hay không, hay là chỉ nghe đồng-nghiệp kể lại, mà khi gặp tôi là ông gọi ngay: “Chào ông Giám-Đốc Công-An Miền Trung!

Danh-xưng “giám-đốc” này th́, theo Sắc-Lệnh cải-tổ Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt, chỉ được dùng trong nội-bộ, nhất là để phân-định thứ-bậc và thanh-toán phụ-cấp chức-vụ, hầu bảo-mật tổ-chức của Ngành; nhưng trong thực-tế th́ nhiều viên-chức đồng-nghiệp của tôi vẫn cứ thường dùng.

Hôm phái-đoàn “Lực-Lượng Ḥa-Hợp Ḥa-Giải Dân-Tộc” trung-ương do Thượng-Nghị-Sĩ Vũ Văn Mẫu dẫn đầu từ Sài-G̣n ra Miền Trung, phi-cơ vừa đáp xuống sân bay Đà-Nẵng, bác-sĩ Lương đă chỉ vào tôi mà nói đùa với đám đông các phái-đoàn Lực-Lượng ấy của thị-xă này và các tỉnh lân-cận ra đón, cùng nhiều đồng-bào có mặt tại phi-trường, rằng: “Lực-Lượng mấy ông coi chừng, có ông Giám-Đốc Công-An Miền Trung đích-thân ra đón chận đầu đấy nghe!”

Đó là nói về chức-vụ. 

C̣n về cấp-bậc ‒ cấp-bậc quân-sự gán ghép cho ngành Cảnh-Sát Quốc-Gia ‒ th́ khi nghe Giáo-Sư Vơ Đ́nh Cường giới-thiệu tôi với Thượng-Nghị-Sĩ Vũ Văn Mẫu, Ông Mẫu đă gọi tôi là “đại-tá”:

‒ Hân-hạnh được biết đại-tá!

Ông Vũ Văn Mẫu, cũng như nhiều người khác, không biết về sự cải-tổ, vẫn tưởng rằng người chỉ-huy Cảnh-Sát Quốc-Gia cấp Vùng, mà hiện nay th́ mang cấp-bậc đại-tá, là Giám-Đốc CSQG; mà chức-vụ này th́ trước kia là Giám-Đốc Cảnh-Sát & Công-An.  Nhưng Nha CSCA ở cấp Vùng th́ không làm công-việc của Cảnh-Sát [sắc-phục], và nhân-viên th́ mặc dân-phục, nên người đứng đầu thường được gọi tắt là Giám-Đốc Công-An.

        Những lời đối-đáp kể trên đă được nói ra trước đám đông người, trong đó hẳn có tai+mắt của cộng-sản nằm vùng... .

Năm 1980, năm năm sau ngày mất nước, tôi lại được đưa về Trại Chợ Cồn, Đà Nẵng, biệt-giam, không cho thăm+nuôi.  Mẹ đích vợ tôi, cụ bà Lê Văn Tập, một trong số mấy nhà giàu tên-tuổi tại thành-phố này, đă 90 tuổi mà c̣n lọm-khọm đến xin gặp tôi.  Bị chận lại trước cổng Trại, mà Trại th́ ở ngay trước Chợ Cồn, bà nằm vạ xuống mặt đường, khiến nhiều đồng-bào xúm xem.  Bà không biết rơ việc làm của tôi, nên la lớn lên:  “Hắn là Giám-Đốc Công-An, nhưng tui có nghe ai tố là hắn bắt ai mô, hắn giết ai mô; răng mà giam hắn lâu ri?” (!)

 

 

II

Đại-Tá Giám-Đốc Công-An Liên-Khu V

Cộng-Sản Việt-Nam

 

        Tôi rời Đà-Nẵng vào chiều ngày 29-3-1975, đến Cảng Cam-Ranh vào lúc cuối chiều ngày 31-3-1975, mang Công-Vụ-Lệnh và Phiếu Trưng-Vận do Đại-Tá Lê Trọng Đàm, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng II, thừa lệnh Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh, Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia, kư cấp cho tôi, đến tư-thất của Đại-Tá Lư Bá Phẩm, Tỉnh-Trưởng Tỉnh Khánh-Ḥa, vào sáng ngày 1-4-1975, để xin một chỗ trên Air Vietnam (phương-tiện di-chuyển cuối-cùng) ḥng vào Sài-G̣n; nhưng sự bất-thành nên tôi lái xe đến biệt-thự của Ông Tôn Thất Đệ, chủ rạp chiếu bóng Tân Tân (Bà Đệ là d́ của vợ tôi), trao xe cho Đại-Úy Đặng Kim Huy, cựu Phó Trưởng-Ty CSQG đặc-trách CSĐB Tỉnh Darlac, bảo Huy và mấy viên-chức CSĐB khác cùng ngồi trên xe hăy chạy đi trước, v́ tôi c̣n phải vào lo cho vợ+con tôi.  (Tôi đả kể rơ trong cuốn hồi-kư Cảnh Sát Hóa”, trang 24).

 

 

IIa

Công An Việt Cộng

 

        Tôi có một người bà-con xa, tên Trương Quang Phúc, vốn là tài-xế của tôi ở Vùng II.  Sau này tôi nghe kể lại là Phúc chạy giặc vào được Sài-G̣n, bị Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh cho bắt dẫn vào văn-pḥng để ông đích-thân hỏi chuyện về tôi, v́ h́nh như Huy báo-cáo với ông rằng tôi... ở lại với Việt-Cộng.  Phúc đoán rằng Thiếu-Tướng B́nh nghi tôi là Công-An VC nằm vùng?

        Cũng sau này tôi nghe kể lại là khi VC hỏi cung anh+em Vùng II, có cán bộ “chấp-pháp” đă nói, đại-ư:  “Ông Nhuận là người của Cách Mạng, coi hết cả Vùng.  Ông Nhuận đă biết hết mọi việc, các anh đừng c̣n ngoan cố, hăy khai thật đi!”  Cũng như cán bộ “chấp pháp” VC tại Đà Nẵng đă nói với tôi:  “Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu, Phó Tư Lệnh CSQG của anh, đă khai ra hết mọi chuyện về anh, anh không c̣n ǵ để giấu giếm chúng tôi!”  (mặc dù Tướng Nhu đă mất trong Trại trước đó lâu rồi.)

        Chiều ngày 17-4-1975, Cộng-Sản Việt-Nam dùng một chiếc xe “ô tô con” có cắm lá cờ Mặt Trận Giải Phóng” thật to, đến đậu trước cổng nhà tôi ở số 18 Đường Ngô Đức Kế, Nha-Trang, là địa-chỉ ghi trong bản tự-khai lúc tôi đến tŕnh-diện tại chi-nhánh Ủy Ban Quân Quản” trên đường Lê Thánh Tôn.  Hàng xóm nhốn-nháo chạy đến xúm xem, có người bạo-dạn hỏi ḍ th́ được trả lời:

         Chúng tôi là Công An Liên Khu V, đến đón” bác Nhuận đi làm việc” với chúng tôi.

        Tôi không có mặt ở nhà.  Trong cảnh hỗn-loạn, tôi đă cùng với vợ+con đến trú tại nhà của Ông Tôn Thất Đệ, ở đường Trần Hưng Đạo.  Đó là một ngôi biệt-thự kiểu Pháp, rộng-răi, chắc-chắn; trong nhà lại có nhiều người, dễ nhờ-vă nhau.  Chúng tôi dự-trù đi theo gia-đ́nh Ông Đệ khi ông ấy thuê hoặc mua hẳn được một chiếc ghe/thuyền để di-tản vào Sài-G̣n.

        Tối ấy, họ đến nhà này để bắt tôi đi.  Cũng vẫn là xe “ô-tô con” với lá đại-kỳ “Mặt Trận Giải Phóng” và câu trả lời với đám gia-nhân, nhân-viên bán vé, soát vé, chỉ chỗ, và săn-sóc mấy chuồng “gà đá” của chủ-nhân, cùng một số hàng xóm hiếu-kỳ chạy xúm vào sân:

        ‒ Chúng tôi đến “đón” bác Nhuận đi “làm việc” với chúng tôi!

        Bên trong pḥng khách, họ nói với Ông+Bà Tôn Thất Đệ, cùng Giáo-Sư Ưng Trung và Bác-Sĩ Nguyễn Thạch, là Chủ-Tịch và Phó Chủ-Tịch Lực-Lượng Ḥa-Hợp Ḥa-Giải Dân-Tộc Tỉnh Khánh-Ḥa t́nh-cờ có mặt tại đó, rằng:

        ‒ Chúng cháu đến “mời” chú Nhuận đi “làm việc” với chúng cháu!

        Lần này họ xưng là “chúng cháu” và gọi tôi bằng “chú” v́ thấy các người hiện-diện trong nhà, ngoại-trừ vợ tôi, đều lớn tuổi hơn tôi.

(Xin xem Chương “Tôi là Giám Đốc Công An VC Liên Khu V” trong cuốn hồi-kư “Cảnh-Sát-Hóa, Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa” của tôi, do nhà “Xây-Dựng” xuất-bản năm 2002).

 

 

IIb

Tôi cũng được gọi là đại tá

 

Sau khi tôi bị bắt rồi, Trương Quang Phúc, tài-xế cũ của tôi, xin được việc làm tại một công-ty ǵ đó của VC, lái xe ra Đà Nẵng chở hàng.  Khi trở về Nha-Trang, ảnh kể cho nhiều người nghe một chuyện, đại-ư như sau:  ảnh lái xe ra Đà Nẵng lần đầu, lớ-ngớ phạm luật giao thông, bị Công An bắt vào đồn; ảnh liền tự xưng là em họ của ông Giám Đốc Công An, xin gọi dây nói báo tin; ông Nhuận liền đi xe đến, vào nạt bọn Công An ấy, ra lệnh thả ảnh ra ngay!... .

Năm năm sau ngày chiếm được Sài-G̣n, VC phát-hiện ra các đường dây nội-tuyến của tôi trong nội-bộ Đảng, Nhà Nước và Bộ Đội Ba-Lan  Hung-Ga-Ri.  Ngày 16-10-1980, họ đưa tôi từ Trung Tâm Lao Cải Tiên Lănh 1 (Quảng Nam) về Trại Tạm Giam Kho Đạn (Chợ Cồn, Đà-Nẵng), để điều-tra.

Trong lúc mỗi pḥng chứa đến năm sáu chục người, th́ pḥng dành riêng cho tôi chỉ có một ḿnh tôi thôi; tuy bị bưng-bít nhưng ngày nào cũng có y tá hay bác sĩ vào săn sóc sức khỏe; họ c̣n bắc thêm vào một ống nước, dù mỗi ngày hai lần có tù h́nh-sự mang nước vào đổ đầy một thùng phuy cho tôi dùng.  Họ cho tôi ăn theo tiêu-chuẩn ǵ không biết mà mỗi ngày 3 bữa, các món quá ngon, quá sang, đến nỗi hầu như lần nào cũng có cán-bộ đến nḥm vào lỗ trổ để nh́n xem các thức ăn một cách thèm-thuồng.

Và khi tôi được tạm đưa về lại Trại Tiên Lănh 1, anh Lê Quang Ngộ, cựu thiếu-tá Pḥng Nh́, trực “Nhà” hôm ấy, nhận không ra tôi, phải kêu lên:  “Quái, anh Nhuận đâu mà mập thế này!”  Chỉ v́ lúc ấy các Bộ Nội-Vụ (Công An) cộng-sản Ba-Lan  Hung-Gia-Lợi định gửi phái-đoàn qua hỏi cung tôi, mà VC th́ muốn chứng tỏ cho các đồng chí Đông Âu thấy rằng tù “Ngụy” được đối xử tử tế nên vẫn mập mạnh dưới chế độ “ta”!

Mỗi buổi trưa, khi các pḥng tù đă được khóa lại, tôi được cho ra hít thở không-khí trong sân.  Mỗi tuần hớt tóc cạo mặt một lần.  Và anh hớt tóc, phần-tử được Trại tin dùng, cũng như ngoài đời, gợi chuyện huyên-thuyên.

Ngẫu-nhiên vào thời-điểm đó lại có viên đại tá Giám Đốc Công An VC Liên Khu V thật-sự, được mời tham-dự các buổi b́nh thơ và viết bài tựa cho một tuyển-tập thơ nhan đề “Vịnh Sông Hàn”.  Nhiều tác-giả bị bắt v́ thơ Đường-Luật của họ có dùng một số điển-tích ẩn-dụ bị xem là ngầm mỉa-mai chống-đối chế-độ mới.  Viên Giám Đốc Công An liên-đới bị cất chức, câu lưu.  Tôi biết vụ đó qua một số đồng-tù, trong đó có một người tự-xưng là “thi-nhân”, tác-giả mấy bài liên-hệ trong vụ án “Vịnh Sông Hàn”, và trong một buổi sinh-hoạt tại Trại Tiên-Lănh 1 đă lên ngâm một bài thơ của ông ta, chửi “Mỹ Ngụy” để tâng công, nhưng trong đó lại dùng “điển-tích mới” là “bạo chúa Nê Ru” (thay v́ Nê Rông!).

Gă hớt tóc tỏ vẻ kính-trọng tôi; gă nói ṿng-vo tùm-lum để rồi cuối cùng, sau nhiều tuần-lễ lắm chuyện một-chiều (v́ tôi không dám tham-gia tṛ-chuyện với gă), gă gọi hẳn tôi là “đại-tá”!

        Nh́n vào t́nh-trạng của tôi, biệt-giam mà lại biệt-đăi, hẳn gă tin tôi chính là viên Đại Tá Giám Đốc Công An VC Liên Khu V nói trên.

        Với thói lắm chuyện, hẳn chuyện tôi là Đại tá Giám đốc Công an VC Liên khu V đă lọt vào tai nhiều người.

 

 

III

V́ sao tôi chống việc mang cấp-bậc nhà binh

 

        Về sau, nhà thơ Duy Năng mới trả lời tôi:

        ‒ Chỉ có Ông Vũ Văn Mẫu gọi anh là “đại-tá” chứ anh có tự xưng ḿnh là “đại-tá” đâu!

        Nhưng Duy Năng lại hỏi tôi:

        ‒ Sao anh không nói cho ông ấy biết cấp-bậc thật-sự của anh?

        ‒ Tôi nói cấp-bậc của tôi, tức là tôi đă thuận t́nh với việc cảnh-sát mà mang cấp-bậc nhà binh hay sao?

        Để anh hiểu thêm, tôi nói tóm-tắt:

        ‒ Tôi chống lại việc “quân-cách-hóa” Cảnh-Sát VNCH, như anh đă biết.  Nhưng tôi tôn-trọng cấp-bậc của mọi quân-nhân, v́ đó là chuyện tự-nhiên.

        ‒ Tức là anh không tôn-trọng cấp-bậc nhà-binh của các cảnh-nhân?

        Sợ anh hiểu lầm, tôi vội nói ngay:

        ‒ Khoan! Khoan!  Tôi cũng tôn-trọng cấp-bậc nhà-binh của mọi cảnh-nhân khác chứ.  Việc này không liên-can ǵ đến Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh và mọi đồng-nghiệp khác của tôi, mà chỉ thuộc về Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu, và các nhà làm chính-sách của Quốc-Gia.

         Tôi buồn v́ việc cảnh-sát mà mang cấp-bậc nhà-binh chỉ là một phần trong “Quốc-Sách Cảnh-Sát-Hóa (với ư-nghĩa khác, và mục-đích khác), nhưng “quốc-sách” ấy, như một bào-thai, đă bị chính-phủ bóp chết rồi, th́, riêng tôi, tôi không vui ǵ khi mang cấp-bậc nhà-binh.  Tôi chỉ dị-ứng về phần riêng tôi mà thôi.  Mà anh tưởng là quân-đội cũng đă vui ḷng khi thấy cảnh-sát mang lon nhà-binh hay sao?  Họ muốn cảnh-sát phải thêm hai tiếng “Cảnh Sát” vào sau cấp-bậc, thí-dụ “Đại-Tá Cảnh-Sát Nguyễn Văn A” chứ không giản-dị là “Đại-Tá Nguyễn Văn A”, ư để chỉ ra đó là cấp-bậc của cảnh-sát ấy mà, chứ không phải là cấp-bậc của quân-đội chúng tôi đâu.  Sau đó, Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh phải tŕnh lại với tổng-thống việc ấy mới yên.

        ‒ Bây giờ th́... tất cả đă hết cả rồi, chắc anh đă hết buồn rồi?

        ‒ Không đâu! Tôi vẫn c̣n buồn, buồn nhiều. Tôi kể anh nghe, ít nhất là hai chuyện này:

        1/ Có một cựu-viên-chức Cảnh-Sát Đặc-Biệt từ miền nam Bang California gọi điện-thoại lên tôi, nói là góp ư về cuốn “Cảnh-Sát-Hóa” của tôi.  Ảnh nói hùng-hồn rất lâu; tôi chen vào nói, bảo là tôi sẽ nghe hết mọi điều ảnh nói, xong là đến phiên tôi nói, ảnh nghe; ảnh đồng-ư liền.  Nhưng sau hơn tiếng đồng-hồ, nói xong ảnh gác máy ngay.  Đại-ư là ảnh “chỉnh” tôi, về cuốn “Cảnh-Sát-Hóa, Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa”, mà nguyên-nhân là ảnh đă hiểu hai chữ “yểu-tử” trong câu “Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa” theo nghĩa “(Quốc-Sách Cảnh-Sát-Hóa) làm cho Việt-Nam Cộng-Ḥa phải bị yểu-tử”!  (“yểu-tử” là nội-động-từ/tự-động-từ, cũng là tính-từ, mà ảnh cho là ngoại-động-từ/tha-động-từ ‒ kiểu như cái quốc-sách đó nó yểu-tử chế-độ của tôi!).  Đó là tŕnh-độ đọc sách của một nhân-vật cộng-đồng.

        2/ Có một số cựu-sĩ-quan vẫn đem cấp-bậc cũ của ḿnh ra mà tự đánh giá là cao hơn những người ngày xưa có cấp-bậc thấp hơn ḿnh.

        Duy Năng la lên:

        ‒ Tầm bậy!  Ngay tôi cũng có một số trước kia dưới quyền của ḿnh mà nay họ đă vươn lên, thành-đạt hơn ḿnh.  Ngoài ra, giá-trị thật-sự là ở kết-quả, công-trạng, thành-tích để đời, chứ đâu chỉ ở cấp cao chức lớn một thời!  Nay th́ đă đổi đời rồi, cấp-bậc c̣n giá-trị ǵ?  Hăy nh́n các cựu-quân-nhân Hoa-Kỳ, và các nước khác, họ là ḍng chính, mà các cựu-tướng+cựu-tá có mang lon lá ǵ đâu!  Thế nhưng người ḿnh vẫn có những kẻ không làm việc ǵ ra hồn, khi thấy ai khác làm nên việc lớn th́ lại nóng mặt, đem cấp-bậc cũ ra khoe, ư như cấp ḿnh cao hơn th́ tài của ḿnh giỏi hơn, thậm-chí bịa chuyện để tung hỏa-mù, để d́m người ta.  Nhưng khó ḷe được các lớp hậu-sinh.

*

        Trên kia chỉ là chuyện vui. 

         Mà chuyện chính-yếu vẫn là lư-do tại sao tôi không đồng-ư với việc cảnh-sát mà mang cấp-hiệu nhà binh.

        Tôi đă tŕnh-bày về kế-hoạch Cảnh-Sát-Hóa” trong cuốn hồi-kư “Cảnh-Sát-Hóa” (trang 348-96) của tôi rồi.  Cải-tổ không phải chỉ là kiểm-điểm việc làm bữa trước để cải-thiện công-tác hôm nay, mà c̣n tiên-liệu t́nh-h́nh để sẵn-sàng lănh-nhận trách-vụ ngày mai.  Cải-tổ là để thi-hành “kế-hoạch” tức là “quốc-sách” ấy, hầu đưa Cảnh-Sát lên thay Quân-Đội trong bước kế-tiếp của kế-hoạch “Việt-Nam-Hóa” cuộc chiến Việt-Nam ‒ b́nh-định nội-địa Miền Nam, sau khi không c̣n đụng-độ quân-sự giữa Bắc và Nam.  Cho nên cải-tổ Cảnh-Sát mà không thi-hành theo quốc-sách “Cảnh-Sát-Hóa” th́ chẳng khác ǵ “đem con bỏ chợ”.  [Dù sao, việc cải-tổ ấy đă xảy ra trước ngày Đại-Tá (sau này là Thiếu-Tướng) Nguyễn Khắc B́nh qua làm Tư-Lệnh CSQG.]
        Nay tôi nói cụ-thể thêm vài điều để anh biết rơ-ràng hơn:

 

         1/ Sáp-nhập Cảnh-Sát (sắc-phục) vào với Công-An (dân-phục) để thành Cảnh-Sát Quốc-Gia, là để bộ-phận yểm-trợ của Công-An phải mang sắc-phục, tỏ ra là ḿnh trọng-pháp, hầu “trong-sáng-hóa” ngành này, đồng-thời bỏ hẳn hai tiếng Công-An, để xóa ấn-tượng tối om mà bộ-phận hành-động của Công-An (mật-vụ) trong quá-khứ đă gây nên; chứ không phải là để cho Cảnh-Sát (sắc-phục) tiến chiếm đến hai-phần-ba, chỉ lo h́nh-sự, bỏ mặc chính-sự (chống Cộng) cho phía Đặc-Cảnh, c̣n lại chỉ một-phần-ba, tự lo (mà lại mất Tổng-Văn-Khố, rời Truyền-Tin, xa Căn-Cước Di-Trú, chia Vũ-Khí Tiếp-Liệu, cách Cảnh-Sát Dă-Chiến, ĺa Trung-Tâm Hành-Quân, vân vân...).

        2/ Cải-tổ ǵ mà Binh Nh́ quân-đội (hẳn kém sức khỏe và yếu tinh-thần tác-chiến) mà qua Cảnh-Sát th́ lên Trung-Sĩ!

        3/ Tuyển-dụng cảnh-nhân (viên-chức an-ninh) là đă điều-tra kỹ-lưỡng (tất-nhiên vẫn c̣n bí-mật theo-dơi); đó là việc làm chuyên-môn của phía Đặc-Cảnh.  Nay lại bắt-chước quân-đội, đặt thêm một giới “An Ninh Cảnh Lực”, dẫm đạp lên giới “Cảnh-Sát Tư-Pháp” về mặt h́nh-sự, gây phiền cho “Ngành Đặc-Biệt” về mặt chính-sự, thật là dư thừa và thêm rối-ren.

        4/ Kiểm-soát nhân-viên bên ngoài là cấp chỉ-huy của họ; nay lại đặt thêm một giới “Tuần Cảnh”, mang riêng hai chữ “TC” (bắt chước “QC: Quân Cảnh” của quân-đội), do một thiếu-tá ngồi xe “TC” chạy rông (nếu bắt thường-dân, đâu cần sĩ-quan?); thiếu-tá đi tuần, tức là bảo cho mọi người biết rằng: bọn chúng (Cảnh-Sát Quốc-Gia), dù là đại-úy, là lũ bê-bối, nên cần phải có “TC” ở cấp thiếu-tá, lùng suốt ngày đêm, mới trị chúng được!

        5/ T́nh-Báo ǵ mà công-xa của Ngành Đặc-Biệt đă mang bảng số ẩn-tế lại c̣n đồng loạt sơn chung một màu trắng xám cho khắp các tỉnh Miền Nam.

         6/ Chống Cộng ǵ mà giao không phường-khóm & hương-thôn & sơn-thôn cho Cộng-Sản tha-hồ tung-hoành!  Tôi đă tŕnh-bày nhiều lần, với cả các Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn & Quân-Khu II và I, rằng: cộng-sản không phải chỉ là các đơn-vị quân-sự hay các lực-lượng vũ-trang phục-kích, tấn-công.  Nếu không có các lực-lượng chính-quy làm gió băo, th́ chính các tổ-chức chính-trị và dân-sự của địch cũng vẫn là những ổ ẩn và nôi nuôi cho các loại mối mọt và dịch-khí, đủ sức đục rỗng, xói ṃn, làm sụp đổ nền-móng của quốc-gia.  Đó là Đảng Lao Động, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, Liên Minh Dân Chủ Ḥa B́nh, Chính Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam; với các đoàn ngũ nhân dân như Công Đoàn, Nông Hội, Phụ Nữ, Thanh Niên, Sinh Viên Học Sinh; và các đảng ủy, Ủy Ban Mặt Trận, cơ quan nhà nước, chi nhánh hội đoàn, từ trung ương xuống đến xă thôn; các bộ phận điệp báo, đặc công, tuyên truyền, địch vận, binh vận, trí vận, tôn giáo vận, kinh tài, tiếp tế, giao liên... .  Tất cả đều là đối-tượng của Đặc Cảnh; mà chúng lại là những kẻ thù siêu-biên-giới, vạn-trạng thiên-h́nh... .  Tóm lại, cộng-sản Việt-Nam cài-cấy níu-bám cơ-sở từ tổ tam-tam, khóm ấp mà lên, rồi lấy hương-thôn bao vây thị-tứ, dùng làng xóm làm bàn đạp xâm-nhập thành-đô; trong lúc Quốc-Gia, tức là Cảnh-Sát Quốc-Gia (Ngành Đặc-Biệt), th́ chỉ xuống đến cấp Quận mà thôi!

        Ngày xưa từng có ít nhất là một Hội-Viên (Ủy-Viên) Cảnh-Sát Xă, là người địa-phương, ăn dầm ở dề tại chỗ, có cả thân-nhân láng-giềng tiếp tay, làm tai làm mắt góp phần bảo-vệ an-ninh cho đồng-bào.  Cấp Quận là Chi Công-An, lo chuyện chính-trị (chống Cộng) hẳn-ḥi.  Ngày nay, Cấp Quận th́ là Cảnh-Sát Quốc-Gia, Sắc-Phục mạnh hơn Đặc-Cảnh; ở cấp Xă Phường, các Cuộc CSQG không làm t́nh-báo; vài ba nhân-viên Đặc-Cảnh cấp Quận làm sao nắm vững hoạt-động của địch ở các Xă Phường Khóm Thôn?  Nếu có ngày nào xuống đến Xă+Ấp th́ không có ai ở lại xóm thôn cho đến xế chiều!...

        V.v...

        Như thế, Cảnh-Sát Quốc-Gia, sau lần cải-tổ cuối-cùng, năm 1970-71, nh́n về h́nh-thức, nếu không đầu voi đuôi chuột th́ cũng Đầu To Đít Teo!

         Trên hết, xét về nội-dung, tất cả đều do cải-tổ CSQG năm 1970-71 ấy (giao không nông-thôn cho cộng-sản), nên chỉ trong ṿng năm năm, Việt-Nam Cộng-Ḥa tất-nhiên tiêu-vong vào năm 1975.

*

        Riêng tôi, tôi bị dị-ứng về cái cấp-bậc nhà-binh, chỉ v́ Cảnh-Sát Quốc-Gia đă bị quân-cách-hóa khiến nó không c̣n là Cảnh-Sát đúng như chức-năng và trách-nhiệm thông-thường, tức là đă không làm tṛn bổn-phận đối với Quốc+Dân.

        Do đó, không những chỉ trong dĩ-văng, mà cả hiện-thời tôi vẫn tự thấy không xứng xưng cấp, v́ cấp càng cao th́ càng tự thẹn nhiều hơn mà thôi:

        1- Chỉ duy có việc soạn-thảo một bộ Cảnh-Sử mà đă hơn 40 năm vẫn chưa hoàn-thành.  Có người thử làm, nhưng chỉ góp nhặt mấy cái văn-bản số mấy, ngày nào, khác nhau về mặt nhân-số, nha sở, danh-xưng chức-vụ, thế thôi.  Không biết lư-do và mục-đích chiến-lược, tức là hoàn-cảnh lịch-sử, xu-hướng chính-trị, quan-điểm chuyên-môn, và các thành-quả tiêu-biểu mỗi thời.  “Cảnh-Sát Chiến-Đấu” đă không nhớ đến, mà chính “Ngành Đặc Biệt” cũng không biết ngày khai-sinh của ḿnh, vơ chung vào với “Cảnh-Sát Sắc Phục” mà trong thực-tế th́ “Ngành Đặc-Biệt” đă ra đời trước đó cả một năm rồi.

        2- Có người Việt-Nam chống-Cộng nào mà không mơ ngày “quang-phục Quê Hương”.  Nhưng đến lúc đó rồi mới cuống-cuồng cuống-quưt không biết bắt đầu từ đâu; hay là ngay từ bây giờ phải có một bản sơ-đồ tổ-chức tạm-thời cho Cảnh-Sát Tự-Do trong tương-lai.  Việc đó, nếu cựu Cảnh-Sát Quốc-Gia không làm, th́ ai làm cho?  Ông Phạm Bá Hoa, một cựu đại-tá Quân-Đội, đă nghĩ đến viễn-ảnh ấy, đă có tâm-sức thảo ra một kế-hoạch khung giùm cho Cảnh-Sát tương-lai, từ nhiều năm rồi, nhưng ngoài ư-kiến sơ-khởi của Lê Xuân Nhuận th́ chưa thấy có một chiến-hữu nào, nhất là cấp cao chức lớn, lưu-ư tiếp tay!

*

        Tôi tiếc là nay Duy Năng đă quy-thiên rồi. 

         Nếu không, hẳn tôi sẽ kể cho anh nghe thêm:

        ‒ Nhà văn Bảo Quốc Kiếm, tác-giả “Múa Nữa Đi Cưng”, “Người Việt Nên Chối Bỏ”, “Huế Ơi Oan Nghiệt”, ở Bang Kansas, nâng tôi lên thành “đại-úy” (đại là lớn), tôi vẫn không vui; nhà báo Nguyễn Kinh Doanh, ở miền nam Bang California, hạ tôi xuống c̣n “thiếu-tướng” (thiếu là nhỏ), tôi vẫn không buồn; nhà rối cộng-đoàn O Sót, ở không-gian ảo, gọi tôi là tướng-sĩ hạng trung (trung-tướng), cốt ư để chọc cho cựu Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh bực tôi, tôi vẫn cười thôi.

        Thôi th́, đă muốn tôi xưng cấp-bậc nhà-binh của ḿnh, th́ tôi cũng xưng một lần cho vui (có chết thằng Tây nào đâu).  Như trên đă viết, “đại tá” là “đại tá dởm”, mà “dởm” ở cả lưỡng-quốc Quốc‒Cộng hai bên; c̣n như thấp nhất th́ cố kư-giả Huy Vân, bạn tôi ở trong quân-ngũ, hồi c̣n làm báo “Tiếng Kèn”, đă kư tên là “Binh Ba” (dưới cả “Binh Nh́”), nên nay tôi kư tên là: “Binh Tư

 

      Cựu Binh Tư LÊ XUÂN NHUẬN